Mẹ bầu có thể bị tăng nguy cơ phù nề, tê liệt tĩnh mạch chi dưới… nếu ngủ ngửa ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản về sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi của tử cung người mẹ, có 80-90% bà bầu có tử cung ngã sang phải. Vì vậy nếu mẹ nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.
Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ có lợi nhất cho sức khỏe bà bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ là nằm nghiêng về phía bên trái.
Dưới đây là những nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải nếu nằm ngửa để ngủ quá lâu:
Giảm lưu lượng máu
Thật quá nguy hiểm khi thai phụ nằm ngửa, sẽ làm tăng cường áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới, gây cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới và hậu quả là giảm lượng máu đổ về tim, thường giảm một nửa so với tư thế nằm nghiêng. Có nguy nơ bị giảm lưu lượng máu xuống tử cung và cuống rốn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Tê liệt tĩnh mạch chi dưới
Vì là giai đoạn cuối trong thời kì sinh nở nên thai phụ cần phải chú ý nhiều trong vấn đề nằm như thế nào để hợp lý. Nếu như thai phụ nằm ngửa thì sẽ làm tăng cường áp lực của tử cung lên ống dẫn niệu ở vị trí cửa xương chậu và khi đó nguy cơ độ phù nề tăng lên rõ rệt. Tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai thường có trạng thái giãn nở, do đó phụ nữ mang thai rất dễ bị căng hoặc tê liệt tĩnh mạch chi dưới và vùng ngoại âm.
Làm cho cơ thể phù nề
Trong thời kì mang thai, tay chân hoặc cơ thể thai phụ sẽ có dấu hiệu phù nề rất rõ rệt. Vì trong cơ thể thai phụ tích nước nên phần chân càng dễ xuất hiện tình trạng phù nề, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới hội chứng cao huyết dẫn tới hiện tượng phù nề toàn thân. Một khi thai phụ đang có hiện tượng phù nề thì tuyệt đối không nên nằm ngửa, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Giảm lượng oxy đến thai nhi
Thêm một lý do nữa mẹ bầu không nên nằm ngửa trong giai đoạn cuối thai kỳ là vì lúc này, các mạch máu của tử cung mở rộng, tăng sức đàn hồi, tăng dung lượng máu để đảm bảo vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Vì thế, để đảm bảo thai nhi nhận đủ dưỡng chất phát triển, chị em nên chọn tư thế nằm nghiêng sáng trái.
Tuy nhiên, việc chỉ nằm một tư thế đôi khi khiến chị em rất khó chịu. Lúc này, mẹ có thể thay đổi các tư thế nằm sau cho thoải mái nhất. Ngoài ra chị em cũng nên sử dụng những biện pháp hỗ trợ nâng đỡ bụng bầu khi ngủ hoặc sử dụng gối ôm chữ U để có được một giấc ngủ êm ái và sâu hơn.
Trong thời kì cuối của giai đoạn bầu bí, mẹ bầu cũng nên thường xuyên dành thời gian để massage nhẹ xung quanh bụng để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất.
+ Xem thêm:
7 THỰC PHẨM GIÚP MẸ BẦU GIẢM ỐM NGHÉN
BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN CUA ĐỒNG THƯỜNG XUYÊN