Tư Thế Đứng Nằm Ngồi Chuẩn Cho Mẹ Khi Mang Thai

  4580

Để giúp máu trong cơ thể tuần hoàn, mẹ bầu không nên ngồi nguyên 1 chỗ quá lâu mà nên thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng nhé!

Việc thay đổi các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi ở phụ nữ mang thai là cần thiết để có thể giảm bớt mệt nhọc, thậm chí nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ và thai nhi.

1. Tư thế ngồi đúng khi mang thai


Ngồi ghế thấp và có gối dựa thì tốt cho mẹ bầu.​
Ghế tốt nhất cho mẹ bầu chỉ nên cao 40cm. Chiều cao này giúp cho mẹ bầu không bị té ngã và không phải mất nhiều sức khi ngồi hoặc khi đứng lên.

Khi chuyển tư thế từ đứng sang ngồi, nên làm chậm, không nên đột ngột, mẹ bầu nên dùng tay chống đùi hoặc vịn vào thành ghế trước khi chuyển tư thế.

Bước vào những tháng cuối, lúc thai đã lớn, mẹ bầu nên đỡ lưng khi ngồi xuống, ngồi chậm, dựa lưng chắc chắn vào ghế và hai chân nên mở song song để bụng được thoải mái. Khi ngồi như vậy mẹ cũng sẽ bớt đau lưng, nhứt mỏi hơn. Để dễ chịu hơn, mẹ có thể kê một chiếc gối mềm sau lưng.

Để giúp máu trong cơ thể tuần hoàn, mẹ bầu không nên ngồi nguyên 1 chỗ quá lâu mà nên thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng nhé!

2. Đi lại đúng cách khi mang thai

Đi lại khi mang thai nếu không cẩn thận có thể té ngã gây chấn thương cho mẹ và bé​
Đi lại khi mang thai nếu không cẩn thận có thể té ngã gây chấn thương cho mẹ và bé. Do đó mẹ bầu nên đi chậm, gót chân chạm đất trước sau đó chạm cả bàn chân, đi chắc chắn, cân bằng. Khi đi mẹ bầu nên giữ cho lưng thẳng và đầu hơi ngẩng lên.

Mẹ không nên đi nhanh hay bước bằng mũi chân nhé.

Khi di chuyển những mặt bằng nhấp nhô như lên bậc hay cầu thang mẹ nên vịn tay vịn để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Nếu mẹ đi bộ để luyện tập trong thai kỳ thì nên đi vừa phải, nên dừng nghỉ sau khoảng 5 đến 10 phút. Chọn giày dép đế thấp, vừa chân và thông thoáng.

3. Tư thế nằm đúng khi mang thai


Nằm nghiêng giúp cơ thể mẹ bầu ít chịu áp lực hơn.​
Trong 3 tháng đầu mẹ bầu có thể nằm tư thế mình thích, những không nên nằm sấp. Mẹ nên gác chân lên gối và thả lỏng người khi nằm ngửa.

Bước vào 3 tháng cuối, nằm ngửa cũng nằm trong danh sách hạn chế. Lúc này thai nhi đã lớn, sẽ gây chèn ép lên động mạch chủ khiến cho lượng máu và dinh dưỡng truyền đến thai nhi bị hạn chế. Vì vậy mẹ bầu nên nằm nghiêng từ tam cá nguyệt thứ 2 để tập quen dần. Tư thế nằm nghiêng vừa giúp mẹ bầu giải tỏa áp lực cho động mạch đồng thời khiến mẹ đỡ mệt mỏi hơn.

Mẹ có thể nằm nghiêng bên phải hay bên trái tùy thích. Nhưng nếu được thì nên ưu tiên nằm nghiêng về bên trái để tránh căng niêm mạc tử cung. Vì vào tháng cuối thai kỳ thai nhi có xu hướng di chuyển về phía bên phải. Khi nằm nghiêng hai chân mẹ hơi co, không nên cong người như tôm nhé.

Một chiếc gối nhỏ hay chăn mỏng gấp lại để đỡ phần bụng khi nằm nghiêng là cách để mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Tư thế đứng đúng khi mang thai


Hai chân mẹ bầu khi đứng nên song song và mở nhỏ hơn so với vai​
Hai chân mẹ bầu khi đứng nên song song và mở nhỏ hơn so với vai. Hai vai nên thả lỏng khi đứng. Với tư thế này trọng lượng của cơ thể sẽ chia để trên hai chân không gây mỏi và giảm áp lực cơ thể.

Mẹ bầu không nên đứng quá lâu dẫn đến tình trạng đau lưng, sưng phù chân và bị co phồng tĩnh mạch.

Nếu công việc mẹ bầu bắt buộc phải đứng nhiều nên thay đổi vị trí đứng chân trước chân sau và nên tranh thủ ngồi nghỉ khi nào có thể để giúp máu lưu thông, và các cơ được thư giãn, giảm bớt áp lực lên cơ lưng và xương sống.

+ Xem thêm:

TƯ THẾ NGỦ CỦA MẸ BẦU TỐT CHO THAI NHI

3 TƯ THẾ NGỦ CÁC MẸ BẦU NÊN TRÁNH

 


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: