Sơ Cứu Khi Bé Bị Đứt Tay

  4595

Nhiều cách sơ cứu sai của cha mẹ không chỉ khiến trẻ vết thương nặng thêm mà còn lâu khỏi và có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Nhiều cách sơ cứu sai của cha mẹ không chỉ khiến trẻ vết thương nặng thêm mà còn lâu khỏi và có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Đứt da và trầy da thường gặp trong suốt thời kì thơ ấu của trẻ và hầu như đều được cha mẹ chữa trị các vết thương ở nhà.

Tuy nhiên, không ít cha mẹ vẫn mắc nhiều sai lầm trong cách sơ cứu vết thương. Nhiều cách sơ cứu sai của cha mẹ không chỉ khiến trẻ vết thương nặng thêm mà còn lâu khỏi và có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Dưới đây là một số sai lầm trong cách sơ cứu của cha mẹ:

Không rửa tay sạch khi xử lý viết thương cho con

Khi thấy con bị thương, cha mẹ thường có thói quen vội vàng lấy tay bịt vào vết thương của trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cha mẹ cần phải vệ sinh tay của mình trước khi chạm vào vết thương của trẻ.

Bởi nếu tay mẹ không sạch, có thể là nguyên nhân khiến hết thương hở của con bị nghiêm trùng.

Không vệ sinh vết thương của trẻ trước khi băng bó

Khi trẻ bị thương, nhiều cha mẹ thấy bối rối và vội băng vết thương cho trẻ bằng băng gạc mà quên vệ sinh vết thương cho trẻ.

Khi trẻ bị thương, làm sạch vết thương bằng cách, để dưới dòng nước sạch hoặc lau nhẹ xung quanh vết thương bằng gạc tiệt trùng sẵn hoặc bông gòn nhúng vào nước nóng ấm. Sử dụng miếng gạc mới cho mỗi lần lau chùi. Không nên cố lấy bất kì vật gì đã cắm vào vết thương ra. Nếu trẻ bị thú vật cắn, hãy rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng.

Dùng dung dịch cồn, I ốt, oxy già

Mẹ không cần dùng dung dịch cồn, I ốt, oxy già hay thuốc đỏ để sát trùng vết thương cho bé. Bởi vì các loại dung dịch trên có thể gây độc cho tế bào da, cản trở quá trình làm lành của vết thương.

Thổi vào vết thương

Nhiều cha mẹ có thói quen thổi vào vết thương của trẻ nhằm dỗ dành và xoa dịu vết đau. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đừng thổi vào vết thương dù có thể khiến bé dễ chịu vì sẽ làm nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.

Bịt vết thương vào ban đêm

Nên để mở vết thương vào ban đêm để vết thương nhanh khô hơn. Tất nhiên nếu vết thương không quá nặng.

Tốt nhất là không băng những vết đứt hoặc xước nhỏ, chúng sẽ mau lành hơn. Với những vết đứt và xước sâu hơn, dùng băng dính cứu thương thông thường, nhưng phải đảm bảo vết thương sạch và khô trước khi băng lại.

+ Xem thêm:

CÁCH SƠ CỨU 6 TAI NẠN Ở TRẺ EM BA MẸ NÊN BIẾT

CÁCH SƠ CỨU KHI BÉ BỊ BỎNG CÁC MẸ PHẢI THUỘC NẰM LÒNG


Nguồn bài viết: suckhoevadoisong
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: