10 Sai Lầm Của Các mẹ Khi Cho Con Ngủ

  19182

Bạn gặp khó khăn khi cho bé ngủ? Hãy kiểm tra 10 điều dưới đây xem bạn mắc phải sai lầm nào đối với giấc ngủ của bé nhé!

Bạn gặp khó khăn khi cho bé ngủ? Hãy kiểm tra 10 điều dưới đây xem bạn mắc phải sai lầm nào đối với giấc ngủ của bé nhé!

1. Bỏ qua thói quen đi ngủ

Hầu hết mọi người cần có thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ, và em bé cũng vậy. Một thói quen trước khi đi ngủ sẽ không chỉ giúp bé của bạn có được khoảng thời gian thư giãn bên cạnh ba mẹ mà còn khiến bé nhận được tín hiệu “sắp đến giờ ngủ”.

"Một thói quen trước khi đi ngủ là chiến lược dễ dàng giúp bé nhanh chóng nhận ra giờ ngủ đến rồi và hỗ trợ bé sớm đi vào giấc ngủ. Nó cũng mang lại kỷ niệm về giấc ngủ tuổi thơ mà bé sẽ nhớ mãi về sau", Megan Faure, tác giả cuốn sách best seller "The Babysense Secret" (Bí mật giác quan của bé) khẳng định. Theo đó, một giờ trước khi bạn muốn bé ngủ, hãy bắt đầu những thói quen của hai mẹ con dể báo cho bé biết giờ ngủ đến rồi: hãy cùng bé đóng rèm cửa, tắt đèn, và chuẩn bị một vài mẩu truyện cổ tích dành cho bé lớn. Với trẻ nhỏ hơn, hãy dành cho bé một ít nước ấm để lau rửa người, sau đó mặc đồ ngủ và tắt đèn, bật CD hát ru. Tùy từng bé mà mẹ thiết lập thói quen phù hợp để giúp bé hình dung ra giờ ngủ mỗi ngày.

2. Bỏ qua những tín hiệu về giấc ngủ của bé

Kim West, tác giả cuốn “Good Night Sleep Lady, Sleep Tight” từng nói: “Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ phát ra những tín hiệu cho thấy bé đang mệt mỏi và muốn đi ngủ”. Theo đó, một trong những dấu hiệu của bé sẽ là díp mắt, ngáp dài, hoạt động chậm dần, rên rỉ và cáu nhặng xị cả lên, thậm chí bé mất hứng thú ngay cả với trong người hoặc trò chơi yêu thích. “Các “tín hiệu ngủ” của con bạn cho biết đó chính là thời gian tự nhiên và tốt nhất để bé đi vào giấc ngủ. Nếu bạn bỏ lỡ chúng, cơ thể của bé sẽ không bơm ra melatonin - hormon quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ của cơ thể đồng thời cũng là hormon tăng trưởng - sẽ khiến bé ngày càng tỉnh táo và hết cơn buồn ngủ”, West nói. “Thay vào đó, các tuyến thượng thận của bé sẽ cung cấp cortiso - một hormone liên quan đến căng thẳng và có thể làm tăng các chất béo tích tụ - sẽ làm cho bé tỉnh ngủ”.

Điều đó cho thấy những tín hiệu buồn ngủ của bé vô cùng quan trọng mà cha mẹ nhất thiết phải nắm bắt. Việc đi ngủ “đúng thời điểm” sẽ khiến bé nhanh chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn và lâu hơn, kích thích não phát triển và các hormon tăng trưởng hoạt động có hiệu lực.



3. Tạo ra những đòi hỏi về giấc ngủ

Trẻ sơ sinh rất khó ngủ, nhất là chúng không chịu ngủ ở giường, nên các bậc cha mẹ thường tạo nên những thói quen cho bé để ru bé vào giấc ngủ như đong đưa, cho bú, bế rong, hát ru, xoa lưng… Với những em bé khoảng ba hoặc bốn tháng tuổi, những thói quen này sẽ trở thành điều kiện để bé ngủ. Đây không phải là hành vi tiêu cực hay xấu, nhưng chúng sẽ trở thành vấn đề lớn nếu bé bị lệ thuộc vào chúng mới có thể ngủ được. Khi những thói quen này liên hệ chặc chẽ trong tâm trí của đứa trẻ thì chúng sẽ không bao giờ có một giấc ngủ tự nhiên được nữa – trẻ sẽ không thể ngủ nếu thiếu những yếu tố này. Điều này có nghĩa là mỗi khi bé thức dậy vào ban đêm, bé sẽ cần mẹ để bồng bế, đong đưa, ru hoặc gãi lưng để đưa bé trở lại giấc ngủ. Vì vậy, mặc dù bạn có thể ru, bồng bế con để dỗ con ngủ nhưng tốt nhất hãy để bé học cách tự ngủ và có thể tự trở lại giấc ngủ mỗi khi bé thức dậy. Một giấc ngủ tự nhiên sẽ tốt cho sức khỏe của cả bé và mẹ.

4. Chuyển bé từ ngủ cũi sang ngủ giường quá sớm

“Đây là một sai lầm kinh điển mà cha mẹ hay gặp phải”, tác giả Megan Faure nói. “Nếu bạn cho con ngủ cũi từ bé, thì đừng nên thay đổi thói quen này quá sớm cho đến khi bé có thể trèo ra khỏi cũi. Khi bé có thể loay hoay tự thoát ra khỏi cái cũi, nghĩa là bé đã có thể gặp nguy hiểm thì lúc đó bạn hãy chuyển cho con ngủ ở giường lớn; nếu không, hãy để bé ngủ trong giường cũi của mình cho đến khi bé được khoảng hai tuổi, khi trẻ đã sẵn sàng cho việc ngủ giường. Lý do là vì chiếc giường cũi cung cấp một rào cản rất hữu ích tại thời điểm bé chưa thể hiểu hay không tuân theo quy tắc bằng lời nói (chẳng hạn như bé không thể hiểu được câu nói của mẹ: “Hãy nằm xuống và ngủ”).

Nếu bạn đã sẵn sàng để chuyển trẻ từ cũi sang giường, tác giả Kim West nói có hai cách giải quyết: một là đơn giản chỉ cần tháo cũi và thay thế nó với chiếc giường mới nhưng cần phải rằng giường cũng có phần bảo vệ ở cả hai bên; hai là phương pháp tiếp cận dần: tập cho bé thói quen ngủ giường bằng cách mẹ ở bên cạnh ở đầu các giấc ngủ, và nhớ chặn gối xung quanh bé để bé đỡ té xuống đất.

5. Để bé ngủ mọi lúc mọi nơi

Không cha mẹ nào muốn trở thành một nô lệ cho lịch trình giấc ngủ của con mình, nhưng sự thật đơn giản là những giấc ngủ trưa tạm bợ ở ghế xe hơi, hoặc trong phòng khách, trên salon, ở nhà người khác… không cung cấp cho bé một giấc ngủ ngon lành mà bé cần. “Cảm xúc ngủ ở trong não bé khi tiếp nhận giấc ngủ giữa không gian đầy ánh sáng sẽ khiến bé không ngủ sâu, bé không có được giấc ngủ yên tĩnh”, West nói.

Để phát triển các thói quen ngủ tích cực (ngủ ngon, ngủ sâu), bé cần có một không gian ngủ quen thuộc, một nơi để bé ngủ hàng ngày. Để giúp bé không rơi vào giấc ngủ mệt trong một môi trường không quen thuộc, bạn hãy luôn để bé ngủ ở nhà, đừng bao giờ cho bé ra ngoài vào giờ bé ngủ; hoặc nếu cần thiết phải đi ra ngoài vào buổi đêm, hãy dể bé được ở nhà với ông/bà hoặc vú em.

+ Xem thêm:

5 LÝ DO KHIẾN BÉ CHẬM PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO

TRẺ UỐNG BAO NHIÊU NƯỚC MỖI NGÀY LÀ ĐỦ


Nguồn bài viết: webtretho
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: