Một Hệ Thống Miễn Dịch Khoẻ Mạnh Thật Sự Cần Gì ?

  1836

Nếu biết cách xây dựng cho con một hệ miễn dịch tối ưu trong giai đoạn đầu đời, bạn giống như trao cho bé chiếc “áo giáp”, để chống lại nhiều sự tấn công của bệnh tật. Vậy hệ miễn dịch thật sự cần gì? Mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Hệ miễn dịch rất quan trọng với trẻ nhỏ. Có một hệ miễn dịch khỏe mạnh đồng nghĩa với việc trẻ được bảo vệ an toàn trước hầu hết sự tấn công của vi khuẩn, vi trùng gây hại. Không chỉ có thế, nhờ ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe hoặc khi mắc bệnh cũng nhanh khỏi hơn, trẻ sẽ tự do khám phá thế giới, từ đó có cơ hội học hỏi nhiều hơn. Điều này mang đến cho trẻ nền tảng phát triển toàn diện và nhiều cơ hội trong tương lai.

Với bản năng của một người mẹ, bạn luôn muốn bảo vệ con trước bất kỳ mối nguy hiểm nào. Nhưng đâu mới là cách tốt nhất giữ an toàn cho bé? Theo các nhà khoa học và các chuyên gia về sức khỏe, nếu biết cách xây dựng cho con một hệ miễn dịch tối ưu trong giai đoạn đầu đời, bạn giống như trao cho bé chiếc “áo giáp”, để chống lại nhiều sự tấn công của bệnh tật. Vậy hệ miễn dịch thật sự cần gì? Mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Hiểu rõ cơ chế miễn dịch để tránh quá “bảo bọc” con

Tiến sĩ Rachael Buck (nhà khoa học hàng đầu và cũng là chuyên gia về sức khỏe đường ruột tại Abbott) chia sẻ, để trẻ có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần quan tâm đến hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ và bảo vệ những vi khuẩn có lợi trong đường ruột này. Bởi đến 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột. Nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong đường ruột là điều quan trọng trong quá trình xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ.

Để nuôi dưỡng lợi khuẩn ở đường ruột, bố mẹ không nên quá “bảo bọc” trẻ. Từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn cửa sổ vàng, khi hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu, đang trong quá trình học hỏi và trưởng thành dần. Mỗi lần trẻ tiếp xúc với một loại vi khuẩn mới cũng chính là mỗi lần hệ miễn dịch được thử thách và tôi luyện. Do đó, nếu cố giữ yên trẻ trong nhà, quanh bốn bức tường, không cho trẻ tiếp xúc môi trường đa dạng…, cha mẹ vô tình làm mất đi cơ hội học hỏi của chính hệ miễn dịch để từ đó khỏe mạnh hơn.   

Theo Tiến sĩ Rachael Buck, có một số cách nhiều bậc cha mẹ không ngờ tới, như cho trẻ tương tác an toàn với vật nuôi, cho con chơi đùa ngoài trời… lại có tác dụng tốt với hệ miễn dịch tổng thể, giúp đa dạng hóa các loại vi khuẩn trong đường ruột trẻ, thậm chí có thể giảm nguy cơ trẻ mắc hen suyễn hay eczema.

Mẹ có thể tham khảo một số cách cụ thể như:

1. Ôm bé trong lòng

Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp “da tiếp da” hay còn gọi là “kangaroo care” (ôm trẻ sơ sinh không mặc quần áo trên ngực hoặc trên bụng trần của người mẹ) ở thời điểm những tuần đầu sau sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe trẻ, trong đó có việc giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Sở dĩ có được điều này là do trong quá trình da tiếp da (từ mẹ hoặc từ bố), bé có thể làm quen và tiếp xúc với những lợi khuẩn từ bố mẹ, từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

2. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với động vật

Chơi với một vật nuôi an toàn trong gia đình (ví dụ như chó) có tác dụng với sức khỏe miễn dịch tổng thể, giúp đa dạng hóa các loại vi khuẩn trong đường ruột của trẻ. Thực tế các nghiên cứu đã cho thấy, những tương tác an toàn với vật nuôi có thể thay đổi thành phần và sự đa dạng của hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ. Dĩ nhiên bạn phải đảm bảo yếu tố an toàn và chọn độ tuổi thích hợp cũng như có mức độ tiếp xúc dần dần cho trẻ với vật nuôi.

3. Để trẻ được chơi đùa ngoài trời

Việc cho con nghịch với cát, bùn đất, nước mưa, chạy nhảy ngoài trời… hoàn toàn tốt cho sức đề kháng của trẻ vì bằng cách này, trẻ tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, từ đó giúp hệ miễn dịch được tập luyện nhiều hơn và hoàn thiện hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi ngoài trời, sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn hay khi trẻ bị ốm.

4. Duy trì dưỡng chất tăng đề kháng cho bé suốt 2-3 năm đầu đời

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch đang phát triển. Và một dưỡng chất mẹ không thể không biết đến, giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ là HMO. HMO - Human Milk Oligosaccharides là dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ (8%), hơn cả protein, chỉ sau lactose và chất béo. HMO giúp tăng cường sức đề kháng vượt trội: Giảm nhiễm trùng nói chung (52%), giảm nhiễm trùng hô hấp (66%). Các nghiên cứu chuyên sâu chỉ ra rằng: HMO giúp tăng cường miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Trong 3 năm đầu đời của trẻ, duy trì sữa có bổ sung HMO chính là cách để mẹ có thể xây dựng hệ miễn dịch vàng cho con. Sữa bổ sung HMO có thể là sữa mẹ với HMO tự nhiên hoặc sữa bột được bổ sung HMO vào công thức.

Similac bổ sung HMO: Đồng hành cùng mẹ, xây dựng hệ miễn dịch cho bé

Với nỗ lực giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ em trong những năm đầu đời, các nhà khoa học tại Abbott đã dành hơn 15 năm nghiên cứu chuyên sâu về HMO và cho ra đời Similac HMO là sữa công thức đầu tiên trên thế giới và tại Việt Nam có bổ sung dưỡng chất vàng HMO. Chính sự tiên phong này là nguyên nhân quan trọng hàng đầu đã chinh phục được niềm tin của hàng triệu bà mẹ trên thế giới. Kể từ lần đầu tiên ra mắt tại Mỹ năm 2016 đến nay, Similac với HMO đã được hơn một triệu bà mẹ trên thế giới tin dùng, chọn làm nguồn dinh dưỡng vàng cho em bé của mình.

Cũng cần nói thêm, trước khi tiên phong trong việc bổ sung HMO vào công thức, Similac vốn đã là nhãn hiệu sữa được các bà mẹ trên thế giới tin cậy, đáp ứng tối ưu cho nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Similac chứa DHA, Lutein và Vitamin E, một nhóm dưỡng chất quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển trí não của bé, đã được các bà mẹ tin tưởng và các chuyên gia nhi khoa đánh giá cao.

Không dừng lại ở đó, các nghiên cứu lâm sàng vẫn đang tiếp tục được các nhà khoa học hàng đầu thế giới tại trung tâm nghiên cứu Abbott thực hiện, để tiếp tục phát triển các công thức của Similac, giúp mang đến cho trẻ khởi đầu vững chắc, với một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Khi chọn được những công thức dinh dưỡng tối ưu cho con như Similac, đó cũng chính là cách mẹ xây dựng hệ miễn dịch vàng, bảo vệ bé cưng một cách an toàn và giúp bé phát triển hoàn thiện như mơ ước.


Nguồn bài viết: Vân Trang
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: