Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Viêm Đường Hô Hấp

  4775

Đặc biệt các trẻ có tiền sử viêm đường hô hấp tái phát, vậy bố mẹ cần làm gì để giúp con luôn có hệ hô hấp khỏe mạnh?

Thời tiết thay đổi, nền nhiệt nóng lên ở 2 miền Nam, Bắc rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút sinh sôi nên khiến trẻ em bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp với các triệu chứng: sổ mũi, viêm họng, ho, viêm phế quản tái phát tăng cao.

Đặc biệt các trẻ có tiền sử viêm đường hô hấp tái phát, vậy bố mẹ cần làm gì để giúp con luôn có hệ hô hấp khỏe mạnh?

Bố mẹ cần phân biệt một số triệu chứng bệnh cho bé để chữa trị kịp thời

Các bệnh thường gặp của viêm đường hô hấp trên:

- Cảm: Hắt hơi, viêm mũi, ngạt mũi, đau đầu nhẹ, sốt (hiếm).

- Viêm xoang: Đau đầu (trán hoặc đỉnh đầu), đau mặt, đau rǎng; chảy nước mũi, sốt; nhạy cảm khi ấn lên vùng xoang viêm.

- Viêm tai giữa: Đau tai, ù tai, mất sức nghe, sốt, màng tai phồng và mất bóng bình thường.

- Viêm họng: Đau họng, sưng hạch lympho phía trước cổ; sưng đỏ và xuất tiết khi khám; sốt.

- Viêm thanh quản: Thở rít (trẻ em); khàn tiếng hoặc mất tiếng (người lớn); sốt nhẹ vừa phải.

Các bệnh thường gặp của viêm đường hô hấp dưới:

- Viêm khí quản: Ho, sốt nhẹ (hầu hết là nhiễm virus), nhạy cảm lúc sờ vào khí quản.

- Viêm phế quản: Ho, có đờm (đờm vàng, xanh), thở khò khè và ran, (ngáy), sốt nhẹ.

- Viêm tiểu phế quản: Ho, khó thở, thở khò khè, sốt.

- Viêm phổi: Ho, sốt, khó thở, đau ngực, rét run.

Lưu ý: Khi bé có những biểu hiện sốt cao, ho nhiều (ho có đờm xanh, vàng), thở khó, bỏ ăn bỏ bú hoặc quấy khóc nhiều cần đưa đi khám bác sỹ ngay để được chuẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Nên và không nên làm gì khi con bị viêm đường hô hấp trên (ốm)?

NÊN

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

- Cho trẻ ăn uống bình thường khi bị bệnh, tránh kiêng cữ thái quá.

- Tăng cường rau xanh và nước, nước hoa quả cho trẻ.

- Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm sạch, thông mũi trước khi cho bé ăn, bú.

- Giữ ấm cổ cho trẻ.

- Khi bé ốm mà phải dùng kháng sinh, nên bổ sung kết hợp với những thực phẩm chức năng giúp tăng sức đề kháng, giúp trẻ nhanh phục hồi trong và sau ốm.

KHÔNG NÊN

- Tự ý đi mua thuốc theo sự chỉ bảo của người không có chuyên môn.

- Tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

- Không nên dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ nhiệt cho trẻ, bởi vì, nước lạnh quá sẽ làm cản trở sự thoát nhiệt của trẻ, trẻ sẽ sốt cao hơn, nguy hiểm hơn. 

- Đưa trẻ tới những nơi đông người trong mùa dịch bệnh.

- Cho trẻ ra đường những ngày có thời thiết thay đổi.

- Không hút thuốc lá để giữ phòng ở luôn thông thoáng, sạch sẽ.

+ Xem thêm:

CÁC LOẠI VACXIN NGOÀI TCMR NÊN TIÊM CHO BÉ

CÁC LÝ DO MẸ KHÔNG NÊN CHO CON BÚ NẰM


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: