Mẹ Chồng Khó Tính Cư Xử Thế Nào

  4876

Thay vì chán nản, than thở với chồng hay bạn bè, đồng nghiệp, nàng dâu hãy thử tham khảo những cách sau đây để cải thiện tình cảm mẹ chồng – nàng dâu.

Về làm dâu nhà chồng, hẳn nàng nào cũng lo lắng về mối quan hệ với mẹ chồng bởi nhiều lời cảnh báo về cảnh “khác máu tanh lòng”. Dĩ nhiên việc về nhà một người hoàn toàn xa lạ để sống cùng quả là một thử thách. Thêm vào khoảng cách giữa hai thế hệ càng khiến việc dung hòa mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu không hề dễ dàng, nhất là khi bạn gặp phải những bà mẹ chồng khó tính.

Khi đó, thay vì chán nản, than thở với chồng hay bạn bè, đồng nghiệp, nàng dâu hãy thử tham khảo những cách sau đây để cải thiện tình cảm mẹ chồng – nàng dâu.

Hãy nghĩ theo hướng tích cực hơn trong mối quan hệ với mẹ chồng. Ảnh minh họa: Internet

1. Hãy độc lập, đừng dựa hết vào chồng

Khi trở thành một thành viên mới trong nhà chồng, ban đầu bạn chỉ bước vào gia đình này với tư cách là vợ của con trai họ và bạn hoàn toàn xa lạ với bố mẹ, anh chị em chồng. Vì vậy, nhiều bà mẹ chồng sẽ tỏ thái độ khó chịu nếu con dâu làm bất cứ điều gì cũng lôi con trai mình ra để nhờ vả. Từ việc dắt x echo vợ ra khỏi nhà đến lấy lọ gia vị, phụ nấu ăn hoặc chở bạn đi đâu đó.

Nếu bắt gặp ánh mắt không hài lòng của mẹ chồng, bạn đừng nên thách thức họ nhé. Làm như thế hính bạn tự dồn mình vào đường khó và làm cho chồng bạn trở nên khó xử. Hãy cố gắng độc lập, tự làm những việc có thể và đừng tỏ ra quá thân mật với chồng trước mặt bà. Như vậy bạn sẽ dễ thở hơn đấy.

2. Thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực

Bạn cảm thấy khó chịu vì mẹ chồng luôn áp đặt mọi thứ cho vợ chồng bạn, từ chuyện ăn uống hàng ngày, đến cả việc đi đâu, làm gì. Bạn cho rằng mẹ chồng đang lạm quyền và quá ghê gớm khi luôn soi xét bạn.

Hãy khoan vội nghĩ đến những điều tiêu cực đó bởi sẽ chỉ làm cho tâm trạng của bạn căng thẳng thêm. Hãy nghĩ theo hướng tích cực hơn, như là bà lo lắng cho cuộc sống của vợ chồng bạn nên mới muốn bạn ăn uống tốt hơn cho sức khỏe, quan tâm đến bạn nên mới muốn biết bạn đi đâu. Đừng chấp nhặt kiểu trẻ con vì nó dễ phá hỏng các mối quan hệ. Thay đổi suy nghĩ của mình là bạn đang tập giải phóng bản thân. Hãy nhớ rằng người bạn chung sống cả đời là chồng bạn, chứ không phải mẹ chồng.

3. Không nên gắt gỏng và nói cộc lốc

Đương nhiên làm dâu không có nghĩa là bạn nhất nhất phải vâng lời mẹ chồng hay chấp nhận những yêu cầu có phần thái quá từ bà. Nhưng cũng không phải vì thế mà bạn sẵn sàng “lên gân lên cốt” khi thấy sự việc phi lý và nhớ là hoàn toàn tránh việc cãi láo với mẹ chồng bởi nó chỉ dồn mọi chuyện đến đỉnh điểm của sự căng thẳng không thể cứu vãn.

Nói chuyện mềm mỏng khéo léo, đúng thời điểm và thái độ điềm đạm, tự tin sẽ làm cho mẹ chồng bạn thấy nể phục hơn là việc đôi co không cần thiết.

4. Tránh nói xấu mẹ chồng

Bạn ấm ức vì mẹ chồng đi nói về tính xấu của bạn cho hàng xóm biết. Để trả đũa, bạn cũng thanh minh, giải thích, đồng thời kể lể xấu tính cách của mẹ chồng nhằm tìm được sự đồng cảm.

Nhưng hãy cẩn thận, hàng xóm có thể kể cho bạn, thì đương nhiên họ cũng chẳng ngại nói lại với mẹ chồng về những điều bạn đã nói. Cho dù có thể bạn không sợ, nhưng lời nói qua tai một người và đến tai người khác đã méo mó đi rất nhiều. Đôi khi im lặng và bình tĩnh cũng là câu giải thích tích cực. Và điều quan trọng là thời gian sẽ chứng minh cho mọi người thấy bạn là người như thế nào.

5. Đừng đổ lỗi

Thông thường trong bất cứ mâu thuẫn nào giữa hai cá nhân, ít khi có một người chịu nhận lỗi về mình mà thường tìm cách đổ lỗi cho người kia. Chính vì vậy nên mâu thuẫn rất khó tháo gỡ nếu cả hai đều khăng khăng rằng mình đúng.

Bạn cần hiểu rằng, không chỉ có mình bạn gặp khó khăn khi sống với mẹ chồng. mà có thể chính bà cũng gặp khó khăn tương tự khi sống với bạn. Do đó, bất cứ vấn đề gì bạn cảm thấy không hài lòng với cách cư xử của mẹ chồng, hãy suy nghĩ thật kỹ và suy xét thật thấu đáo trước khi quyết định hành động.

6. Tìm lời khuyên của người hiểu chuyện

Lời khuyên có thể đến từ bạn bè hay ai đó bạn thấy tin tưởng, nhưng hãy tìm người hiểu chuyện để giúp bạn có cái nhìn khách quan về mối quan hệ giữa bạn và mẹ chồng. Thậm chí là tham khảo tài liệu trên Internet hay báo chí cũng là cách để giúp bạn có thêm sự đồng cảm và sáng suốt để tháo gỡ mâu thuẫn này.

Dĩ nhiên, đừng bỏ qua chồng bạn. Hãy chia sẻ nỗi bức xúc, nhưng cũng nên khéo léo để anh ấy không nghĩ rằng mẹ mình đang bị ghẻ lạnh. Và mỗi lần muốn tâm sự với ai, hãy nhớ là phải “chọn mặt gửi vàng” bạn nhé.

+ Xem thêm:

ĐỘC CHIÊU TRỊ MẸ CHỒNG CỦA CON DÂU BÁ ĐẠO

MẸ CHỒNG ĐẾN CHƠI NHÀ VÀ BÀI HỌC ĐẮT GIÁ VỀ HÔN NHÂN


Nguồn bài viết: ebe
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: