Mách Mẹ Cách Vệ Sinh Vùng Kín Cho Bé Gái Đúng Cách

  33597

Bởi cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái vừa có cả bộ phận sinh dục bên ngoài lẫn bên trong nên nó đặc biệt hơn so với các bé trai.

Bởi cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái vừa có cả bộ phận sinh dục bên ngoài lẫn bên trong nên nó đặc biệt hơn so với các bé trai. Chính vì vậy, việc chăm sóc và vệ sinh cho “cô bé” này cũng phải đặc biệt cẩn thận và tỉ mỉ hơn.



Cách chăm sóc vùng kín của bé gái

Khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh, bạn hãy hết sức chú ý không kỳ cọ quá xát và mạnh.​
Hiện nay trên thị trường có bạn những dung dịch vệ sinh vùng kín dành cho những bé gái. Tuy nhiên, do cấu trúc da vô cùng nhạy cảm, các bé sơ sinh thực sự không cần thiết phải dùng đến những sản phẩm như thế này.

- Khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh, bạn chỉ cần một chiếc khăn xô sạch và một thau nước ấm là đủ. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm nước xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc loại xà phòng có hoạt tính nhẹ dịu với làn da.

- Khi rửa cho “cô bé”, bạn hãy hết sức chú ý không kỳ cọ quá xát và mạnh vì điều này thực sự không cần thiết, trái lại còn có thể gây kích ứng da nếu bạn dùng thêm xà phòng để rửa.

- Hãy thực hiện đúng động tác rửa từ trước ra sau để đảm bảo những vi khuẩn từ hậu môn không thể xâm nhập vùng kín của bé.

- Việc thụt rửa sâu là việc không nên với người lớn, vì thế với bé gái sơ sinh điều này phải tuyệt đối “không”.

- Nếu dùng nước xà phòng để rửa, bạn chỉ rửa sạch bên ngoài là đủ. Hãy luôn nhớ không rửa sạch bên trong bằng xà phòng dù là xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh để tránh làm tiêu diệt cùng lúc những vi khuẩn có lợi.

- Sau khi rửa sạch, hãy dùng một khăn xô mềm thấm hết nước và lau khô nhẹ nhàng. 

- Mỗi ngày bạn nên vệ sinh vùng kín cho bé từ 2-3 lần để đảm bảo “cô bé nhỏ” luôn thơm tho và sạch sẽ. 

- Những lúc thay tã cho bé, bạn nên dùng khăn mềm chậm nhẹ vùng kín để tránh gây tổn thương cho da. 

- Khi phát hiện những biểu hiện sưng tấy đỏ, trong môi âm đạo có chấm trắng hay chảy máu bạn đừng nên lo lắng. Đây chỉ là những biểu hiện sau sinh rất bình thường do bé đang chịu tác động từ một loại hormone của mẹ truyền cho trong thai kỳ. Chỉ vài tuần đầu sau khi lọt lòng, bé sẽ mất dấu hiệu này. 

- Tuyệt đối không dùng kem bôi trực tiếp lên vùng nhạy cảm này của bé khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ.

- Không nên mặc tã 24/24 cho bé gái vì nó có thể tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vùng kín của bé.

- Trường hợp “cô bé” có mùi hoặc màu lạ hoặc có dịch tiết âm đạo gây ngứa ngáy… hãy đưa bé đi khám vì rất có khả năng đây là những biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.

Những bất thường của “cô bé”

Viêm nhiễm: Bé khóc rỉ rả, khó chịu và ngứa ngáy. Khi nhìn vào âm đạo của bé thấy có dịch màu xanh lá hoặc màu nâu, sinh mùi khó chịu hoặc khi thấy bé bị đái nhắc, đái rác, khó tiểu, hay tè dầm… hãy nghĩ ngay đến khả năng viêm nhiễm.

Môi nhỏ của “cô bé” bị dính: Da của môi nhỏ bị viêm và dính với nhau làm cho lỗ tiểu và lỗ âm đạo bị che kín; nước tiểu ra ngoài bị chia nhỏ tia mà không thành dòng; nhiễm khuẩn đường tiểu...

Dị vật âm đạo: có hiện tượng tiết dịch hoặc chảy máu âm đạo, thường gặp nhất ở trẻ dưới 8 tuổi và dị vật đa phần là giấy vệ sinh.

Ngoài ra bé gái còn có thể bị viêm nhiễm âm đạo do: vi khuẩn, bị mắc giun kim, chất bẩn và nhất là do quần chíp quá ẩm, quá chật hoặc quá cũ. 

Như vậy, tuy cách chăm sóc vùng kín bé gái có phần phức tạp hơn so với cách chăm sóc vùng kín bé trai nhưng nó không phải quá rối rắm để khiến bạn sinh lười mà để mặc bé phải không?

+ Xem thêm:

KHĂN GIẤY ƯỚT CÓ THỂ LÀM TỔN HẠI VÙNG KÍN CỦA BÉ

CẢNH BÁO CÁC MẸ: KHÔNG NÊN DÙNG PHẤN RÔM CHO BÉ GÁI!


Nguồn bài viết: yeutre
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: