Hướng Dẫn Mẹ Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách

  3619

Sau những tháng ngày bú mẹ thì giai đoạn bé chuyển sang ăn dặm đánh dấu một bước phát triển mới, để chuẩn bị tốt cho “lần đầu” của bé, mẹ nên tìm hiểu kĩ phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách.

Sau những tháng ngày bú mẹ thì giai đoạn bé chuyển sang ăn dặm đánh dấu một bước phát triển mới, để chuẩn bị tốt cho “lần đầu” của bé, mẹ nên tìm hiểu kĩ phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách.

1. Thời điểm nào thích hợp cho bé ăn dặm?

Sự phát triển ở cơ thể trẻ được chia theo các giai đoạn khác nhau, do đó nhu cầu về sinh lý cũng như tiêu hóa là khác nhau. Vì vậy, khi các mẹ quyết định cho trẻ ăn dặm, ăn thêm bột thì phải đảm bảo đường tiêu hóa của trẻ khi ấy đã trưởng thành. Hơn nữa, những thức ăn được lựa chọn cũng phải phù hợp với các bé.Mẹ cho trẻ ăn dặm đúng cách. (Ảnh minh họa)

Không cho trẻ ăn dặm quá sớm: khi ăn dặm quá sớm, trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu, nôn ói và thậm chí là tiêu chảy, nguy cơ sau này trẻ biếng ăn hoặc kém hấp thụ.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn dặm là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Lưu ý, trong thời kì cho ăn dặm mẹ vẫn phải duy trì sữa cho con càng lâu càng tốt.

2. Nguyên tắc khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm đúng cách

Ăn dặm không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn định hướng thói quen ăn uống của trẻ sau này. Bé khó ăn, háu ăn hay ăn uống không cân bằng dẫn đến tình trạng thiếu chất, rối loạn tiêu hóa hay béo phì. Tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ bữa ăn dặm đầu đời này. Chính vì thế hãy tập cho bé ăn dặm đúng cách bằng việc áp dụng nguyên tắc ăn dặm khoa học và hợp lý sau:Áp dụng nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng. (Ảnh minh họa)

-  Không cho trẻ ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá

Theo Bà Phạm Thị Thúy Hòa - Giám đốc Trung tâm đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm, Viện Dinh dưỡng quốc gia: cho trẻ ăn dặm sớm quá sẽ dễ dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa, trẻ bỏ sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đồng thời nếu cho trẻ ăn dặm muộn quá cũng dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.

- Không cho trẻ ăn dặm ồ ạt, nên để bé thích nghi dần dần

- Theo dõi biểu hiện để nhận biết các biểu hiện thích thú hay chán nản của trẻ

- Theo dõi hệ tiêu hóa của trẻ trong những lần ăn dặm đầu tiên

- Chú ý vị của thức ăn khi nấu bột ăn dặm cho trẻ

3. Các phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách

Đâu là cách cho trẻ ăn dặm đúng thực đơn mà các mẹ đang vận dụng?

Có 3 cách các mẹ vẫn thường áp dụng cho trẻ ăn dặm như sau:

Thứ nhất: Cho trẻ ăn mặn kết hợp ngọt

Thứ hai: Chỉ cho con ăn ngọt

Thứ ba: Chỉ cho bé ăn mặn

Cách cho bé ăn dặm theo vị nào là hợp lý?

Chúng ta thấy rằng, sữa mẹ có vị lợ, tức là không mặn, không ngọt vậy nên những tư duy như: vì sữa ngọt rồi nên không cần bổ sung ngọt nữa mà cho con ăn mặn hay ngược lại là hoàn toàn không đúng.Cho trẻ ăn dặm đúng cách với vị ngọt đan xem vị mặn. (Ảnh minh họa)

Bà mẹ nào chọn cách cho con mình ăn dặm có vị ngọt và mặn đan xen mới là cách lựa chọn đúng đắn nhất. Khi cho trẻ ăn cả mặn lẫn ngọt đan xen sẽ biến món ăn dặm trở thành một loại chất như chất điện giải giúp trẻ được cân bằng.

Nhóm thực phẩm cho bé 6 tháng ăn dặm đúng cách, đủ dinh dưỡng gồm: tinh bột, rau, thịt.

Khẩu phần ăn dặm của trẻ

Đối với trẻ dưới 7 tháng cần được ăn bổ sung đến mấy thì số cũng chỉ cần ăn 1 bữa mỗi ngày, mỗi bữa chỉ ăn một lượng nhỏ bằng 1 chiếc chén là hợp lý. Bởi vì trong giai đoạn này bé vẫn chỉ ăn sữa mẹ là chính.

Tuy nhiên đến khi bé 7 tháng tuổi thì được tăng dần lượng thức ăn, cho đến khi 12 tháng. Cụ thể như sau:

- Bé từ 6 đến 9 tháng: ăn 1-2 bữa mỗi ngày

- Bé từ 9 đến 12 tháng: 2-3 bữa mỗi ngàyChọn khẩu phần ăn dặm phù hợp với bé. (Ảnh minh họa)

Một số trường hợp đặc biệt khi trẻ gặp phải các vấn đề về dinh dưỡng cần bổ sung chất bằng hình thức ăn dặm nhưng chưa đủ 6 tháng tuổi thì các mẹ cần hết sức lưu ý. Ví dụ muốn cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm đúng cách thì nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

Thời gian nào trong ngày cho trẻ ăn dặm là phù hợp?

Rất nhiều bà mẹ lo lắng vì giai đoạn con bắt đầu cần ăn dặm, ăn bổ sung thì cũng là lúc các mẹ phải đi làm, không biết thời điểm nào cho con ăn là hợp lý nhất.

Tuy nhiên các mẹ không nên đặt quá nặng vấn đề này, bởi chúng ta hoàn toàn có thể linh hoạt bữa ăn của trẻ. Nguyên tắc ăn dặm của trẻ là sau một đêm bé ngủ dậy, còn bé ngủ dậy lúc nào thì các mẹ có thể linh hoạt thời gian cho bé ăn ngay sau đó.

Tóm lại: các mẹ cần lưu ý đảm bảo số bữa, số lượng đồ ăn và chất lượng bữa ăn, còn giờ nào cho trẻ ăn thì chúng ta có thể linh hoạt.


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: