Thực Hư Mẹ Ăn Chân Giò Hầm Để Có Nhiều Sữa

  4716

Sau khi sinh, nhiều bà mẹ tích cực ăn cháo móng giò để sữa về nhiều. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Đối với bất kỳ bà mẹ sau sinh nào, việc đáp ứng đủ nhu cầu sữa mẹ cho trẻ ít nhất là trong khoảng thời gian sau tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày không ít bà mẹ “méo mặt” vì việc mất sữa và phải chọn giải pháp cho con ăn sữa ngoài thay thế.

Đồng thời với việc cho con ăn sữa ngoài, các bà mẹ vận dụng toàn bộ sự hiểu biết và kinh nghiệm của người đi trước để làm sao cho sữa về nhiều. Trong đó, việc ăn các loại cháo, bồi bổ bằng các bài thuốc nam là một lựa chọn hàng đầu.

Chị Thu Minh (Hoàng Mai – Hà Nội) mới sinh mổ tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội và hiện vẫn đang phải theo dõi tại đây cho biết, dù sinh được 3 ngày nhưng sữa về rất ít, nếu không muốn nói là mất sữa.

Trước tình trạng đó, mẹ chồng liên tục bồi bổ con dâu bằng các món như hầm cháo chân giờ, chân chó… nhưng tất cả dường như vẫn chưa có tác dụng, kết quả là cháu nhỏ vẫn phải sử dụng sữa ngoài

.

Cho con bú thường xuyên và đúng cách sẽ kích thích sữa về nhiều.

Cũng giống như chị Minh, chị Thùy Chi (Nam Từ Liêm – Hà Nội) cũng phải gặp cảnh dở khóc, dở cười khi sinh con gần 1 tháng mà sữa vẫn chưa về đủ cho con bú. “Nhà có người làm ngành y tế, nên luôn khuyên tôi phải cho con ăn sữa mẹ hoàn toàn để bé có sức để kháng, nhưng 1 tháng nay sữa về không đủ, cháu kêu khóc vì đói, nghĩ mà thương cháu quá”, chị Chi chia sẻ.

Để có sữa người nhà chị Chi cũng tầm bổ mọi món ăn và các loại cháo mà “nghe đồn” là sữa sẽ về nhiều, thậm chí cắt cả thuốc nam để uống nhằm kích sữa, nhưng cũng không ăn thua.

Đây là thực tế rất nhiều bà mẹ trẻ hiện nay đang phải đối mặt sau khi sinh con, chia sẻ về vấn đề này Ths.BS Lê  Thị Hải - Nguyên GĐ TT Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng QG cho biết, muốn nhiều sữa thì phải tăng cường cho con bú và phải bú đúng cách, vì động tác bú của trẻ mới có tác dụng kích thích tăng tiết sữa chứ không phải là chế độ ăn.

Theo đó, trẻ ngậm bắt vú đúng cách là: Quầng vú phía trên còn nhiều hơn phía dưới, cằm trẻ chạm vào vú mẹ, môi dưới của trẻ hướng ra ngoài, miệng trẻ mở rộng, từ từ đưa đầu vú vào sâu trong miệng trẻ, miệng của trẻ phải ngậm gần hết quầng thâm của núm vú.

 Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến tư thế nằm của bé: Đầu và thân trẻ đảm bảo nằm trên cùng một đường thẳng, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú. Để hỗ trợ bé bú, mẹ nên đặt ngón tay tựa vào thành ngực phía dưới vú, ngón tay trỏ nâng vú và ngón tay cái để ở phía trên.

Tuy nhiên, các ngón tay của bà mẹ không nên để quá gần núm ti khiến trẻ khó ngậm đầu ti. Đồng thời, các bà mẹ nên cho con bú cả ngày lẫn đêm, bú không cần theo giờ giấc, khi nào trẻ có nhu cầu bú là cho cho bú, khi bú xong nên vắt hết sữa còn thừa để bầu vú rỗng thì mới kích thích tiết sữa nhiều hơn.

Còn về chế độ ăn uống thì cần ăn thức ăn nhiều nước như : cháo , súp, sữa , nước quả, uống đủ 2 lit nước mỗi ngày. Cháo gì cũng được không nhất thiết phải ăn cháo móng giò.

Quan trọng hơn nữa là bạn phải ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái, luôn tin tưởng mình đủ sữa nuôi con, sự động viên giúp đỡ của người thân đặc biệt là người chồng là vô cùng quan trọng, cơ chế tiết sữa chủ yếu là do cơ chế thần kinh nếu bạn lo âu, bực bội, mất ngủ thì có ăn gì cũng không có sữa.

Minh Phương

+ Xem thêm:

10 BÍ QUYẾT GIÚP MẸ CÓ NHIỀU SỮA CHO BÉ BÚ

BÀI CHỮA MẸO DÂN GIAN ĐỂ CÓ NHIỀU SỮA MẸ CỰC HIỆU QUẢ


Nguồn bài viết: giadinh
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: