Dấu Hiệu Trẻ Chậm Nói

  4060

Trẻ chậm nói khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Cùng nghe các chuyên gia lý giải về biểu hiện trẻ chậm nói và thời điểm thích hợp cần cha mẹ can thiệp

Trẻ chậm nói khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Cùng nghe các chuyên gia lý giải về biểu hiện trẻ chậm nói và thời điểm thích hợp cần cha mẹ can thiệp

Từ 12 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về mặt ngôn ngữ. Từ lúc chỉ biết "ê a", trẻ dần biết nói các từ đơn, từ đôi, đoạn 4 từ rồi cả một câu ngắn, một số trẻ bắt đầu biết kết hợp các câu ngắn thành một câu dài. Tuy nhiên, đối với trẻ chậm nói thì chỉ có thể phát âm được các từ đơn giản. Vậy đâu là các triệu chứng cơ bản của chứng chậm nói này và nguyên nhân từ đâu?

Dấu hiệu trẻ chậm nói qua từng độ tuổi

CN. Hà thị Kim Yến – Chuyên gia Âm-Ngữ trị liệu – BV Nhi Đồng 1 chia sẻ một số dấu hiệu trẻ chậm nói ở từng độ tuổi:

0-12 tháng

- Không bập bẹ: bập bẹ là trẻ có thể phát ra một chuỗi các âm thanh như “baba”, “măm măm”

- Không bắt chước động tác hoặc âm thanh con vật, đồ vật như ò ó o (tiếng gà gáy), - Khó cho ăn (6-12 tháng): chỉ bú bình, không thể đút muỗng.

- Không cùng chú ý: không nhìn theo hướng ba/mẹ muốn chỉ trỏ cho bé thấy.

- Không đáp ứng khi gọi tên: khi bé đượ 6 tháng tuổi, gọi tên bé biết quay lại.

- Có bệnh sử nhiễm trùng tai, viêm tai giữa tái đi tái lại

1-2 tuổi

- Giới hạn từ vựng (2 tuổi có khoảng 250 từ): vốn từ diễn đạt rất ít, chỉ dùng được vài từ để giao tiếp.

- Không thể nghe – hiểu làm theo một yêu cầu đơn giản,  ví dụ “ Đưa mẹ gấu bông!”.

- Nói lắp thường xuyên.

- Có những kiểu chơi rập khuôn lập đi lập lại, khác thường, ví dụ như chơi quay quay bánh xe đồ chơi, ít tương tác với mọi người xung quanh.

- Khó cho ăn.

2-3 tuổi

- Không nói được cụm từ 2-3 từ, ví dụ “Ba đi chơi!”.

- Người lạ chỉ hiểu được 50% những gì bé nói.

- Nói lắp

- Không làm theo lời hướng dẫn .

- Có những kiểu chơi khác thường, tương tác xã hội kém.

3-4 tuổi

- Không nói được câu 4-5 từ ví dụ ”Con muốn đi chơi”.

- Không thể trả lời một số câu hỏi.

- Lời nói khó hiểu với ba mẹ.

- Nói lắp.

- Không làm theo lời hướng dẫn.

- Có những kiểu chơi bất thường, tương tác xã hội kém.

Cha mẹ cần can thiệp như thế nào

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh, Giám đốc Trung tâm kỹ năng sống Rồng Việt Vũng Tàu cho biết:

- Cha mẹ cần dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa - nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.

- Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.

- Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời. Nên đưa trẻ đi khám và can thiệp kịp thời khi trẻ có các dấu hiệu bất thường.

Khi con có biểu hiện chậm nói, không ít phụ huynh chưa vội tìm lời khuyên của chuyên gia ngay và tự nhủ "Không có gì phải lo lắng...", "một số trẻ biết đi sớm hơn và số khác nói sớm hơn" và thường trì hoãn việc tìm lời khuyên của các chuyên gia. Một vài người có thể tự trấn an rằng "nó sẽ lớn thôi" hoặc "thằng bé chỉ thích các hoạt động thể chất". Sự chủ quan này sẽ làm trễ việc phát hiện các dấu hiệu của trẻ và ảnh hưởng đến thời gian can thiệp cho trẻ.

Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt, do giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó can thiệp hơn, thời gian điều trị cũng lâu hơn.

Dù bé ở giai đoạn nào đi nữa, sự quan tâm chăm sóc và yêu thương từ gia đình luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

+ Xem thêm:

 

LỊCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CỦA BÉ TỪ 0-8 TUỔI

LỊCH MỌC RĂNG VÀ THAY RĂNG CỦA BÉ TỪ 0-12 TUỔI


Nguồn bài viết: giaidinhvn
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: