Cột Mốc Phát Triển Quan Trọng Của Bé 3 Tuổi

  4385

Đối với đa phần trẻ nhỏ, sinh nhật lần thứ 3 đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2″ và mở ra giai đoạn “ngọt ngào” của tuổi 3, 4_ giai đoạn con sẽ phát triển vượt bậc khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và sự hiểu biết.

Kiến thức về mốc phát triển của bé sẽ giúp mẹ hiểu về tốc độ phát triển và trưởng thành của bé.

Đối với đa phần trẻ nhỏ, sinh nhật lần thứ 3 đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2″ và mở ra giai đoạn “ngọt ngào” của tuổi 3, 4_ giai đoạn con sẽ phát triển vượt bậc khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và sự hiểu biết.

Các bé từ 3 tới 4 tuổi được xếp vào nhóm trẻ tuổi mẫu giáo. Bé muốn sờ, nếm, gửi, nghe và thử nghiệm tất tả mọi thứ xung quanh. Bé ham học hỏi qua kinh nghiệm và qua trò chơi. Bé bận rộn trong việc phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ và cố gắng để kiểm soát được nội tâm. Dưới đây là danh sách các mốc phát triển của trẻ 3-4 tuổi mà cha mẹ nên biết.

1. Phát triển ngôn ngữ

Ở giai đoạn này bé có khả năng ngôn ngữ của bé sẽ có mức tiến bộ hơn, cụ thể là:

- Hiểu được hầu hết các từ nói được

- Có thể nghe câu chuyện 10-15 phút.

- Nói được tên và tuổi của mình.

- Nói được từ khoảng 250 đến 500 từ

Ở giai đoạn này, số lượng từ ngữ trẻ nói được cũng tăng lên, trẻ có thể nói khoảng 250 đến 500 từ (Ảnh minh họa)

- Trả lời được một số câu hỏi đơn giản từ người lớn

- Nói những câu đơn giản gồm 5 đến 6 từ, và đến 4 tuổi bé có thể nói được những câu hoàn chỉnh

- Nhắc lại các từ hoặc cụm từ được nghe thấy nhiều lần

- Sử dụng đại từ nhân xưng (con, mẹ…)

- Biết sử dụng từ ở số nhiều (các em nhỏ, nhiều đồ chơi…)

2. Phát triển nhận thức

- Nói chuyện rõ ràng hơn để người lạ có thể hiểu được.

- Sử dụng nhiều câu nối với nhau, biết dùng từ “vì, bởi vì…”

- Bé sẽ bắt đầu hỏi nhiều câu hỏi dạng Khi nào? Bao nhiêu? Tại sao? Mô tả đồ vật dùng làm gì?

- Hiểu các khái niệm khó như chất lượng, số lượng, chất liệu.

- Gọi đúng tên màu sắc quen thuộc, sắp xếp các đối tượng theo hình dáng và màu sắc.

- Ghi nhớ được tình tiết của các câu chuyện

- Bắt đầu biết đếm và biết mặt số

- Hiểu khái niệm ngày, đêm, phân biệt các hoạt động khác nhau ở ngày và đêm.

- Hiểu khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác... So sánh hơn, kém, cao hơn/thấp hơn...

3. Phát triển vận động

- Chạy, nhảy một cách linh hoạt hơn

- Học cách đá một quả bóng

- Bước lên và xuống cầu thang lần lượt từng chân một trong khi vịn vào vật hỗ trợ

- Biết sử dụng bàn đạp của xe 3 bánh

- Ném đồ vật lên cao

- Có thể đứng trên một chân

- Có thể lắp ráp hình khối cao 6 tầng

Ở mốc phát triển của trẻ 3-4 tuổi, trẻ có thể lắp ráp được các hình khối xếp lên nhau (Ảnh minh họa)

- Kéo được các loại khóa lớn (như khóa áo, khóa quần)

- Khi chạm đồ chơi có tay cầm vào tay bé, bé sẽ chủ động xoè tay ra để nắm lấy đồ chơi; bé có thể nắm lấy đồ chơi trong khoảng 1 phút.

- Bé sẽ đưa những vật bé thích vào miệng.

- Bắt đầu cầm bút chì màu giống như người lớn

- Hầu hết đã sử dụng được bô ở giai đoạn này

4. Phát triển cảm xúc và xã hội

- Rất nhạy bén với mọi người (quan sát, sao chép)

- Giả vờ biểu lộ cảm xúc thực tế trong các trò chơi

- Thể hiện tình cảm với bạn cùng chơi quen thuộc

- Thích chơi với những đứa trẻ khác (ví dụ như trò đuổi bắt) với sự tương tác qua lại hơn là “chơi song hành”

- Cảm xúc của trẻ thường dâng trào tột độ nhưng cũng nhanh chóng qua. Bạn cần khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói.

- Trí tưởng tượng của bé phong phú, đôi khi bé có những người bạn trong trí tưởng tượng.

- Bé thường có xu hướng khoe khoang và muốn làm ông, bà chủ.

- Bé học cách chờ đến lượt và chia sẻ. Các trò chơi và các hoạt động sẽ giúp trẻ học cách chờ đến lượt.

- Trẻ thích đóng giả thành những người quan trọng trong cuộc sống của bé (mẹ, bố, bác sĩ, y tá, cảnh sát, cô giáo, ông, bà,...)

- Bé rất thích mọi người khen ngợi khi bé hoàn thành xong một việc gì đó.

Tất cả trẻ em phát triển và phát triển theo tốc độ riêng của họ. Đừng lo lắng nếu con không đạt được tất cả những sự kiện quan trọng tại thời điểm này. Được tận mắt chứng kiến những mốc phát triển của trẻ là điềm hạnh phúc và mong mỏi của tất cả các bậc phụ huynh. Trong từng mốc phát triển của trẻ, mẹ hãy để mắt thật kĩ đến con để sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường. Khi nhận thấy con có dấu hiệu chậm phát triển, hãy nhanh chóng cho con đến bệnh viện để nghe tư vấn và cách chữa trị.

Bí Quyết Giúp Thai Nhi Phát Triển Trí Não Tốt

4 Dấu Hiệu Con Chậm Phát Triển Trí Não Mẹ Cần Lưu Ý

 


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: