Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Gù Lưng Của Trẻ

  8832

Biểu hiện của bệnh là lưng bị gù không có đỉnh, đau nhẹ vào ban ngày và đau nhiều về ban đêm hoặc không đau đớn gì và phát hiện khi chụp x-quang.

Gù lưng là một trong những bệnh lý không gây đau đớn nên cha mẹ thường bỏ qua. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh sẽ khiến trẻ mất tự tin, tổn thương tâm lý, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân trẻ bị gù lưng


Trẻ bị gù lưng là do nhân nhầy thoát vị chui vào thân đốt sống ở phía trên đĩa đệm dẫn tới mặt trên đốt sống cong lên chứ không lõm xuống như bình thường. Đây còn được coi là bệnh loạn sản sụn của đốt sống và đĩa đệm.

Biểu hiện của bệnh là lưng bị gù không có đỉnh, đau nhẹ vào ban ngày và đau nhiều về ban đêm hoặc không đau đớn gì và phát hiện khi chụp x-quang.

Đối với trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ sơ sinh không bị gù lưng, nhưng thực tế đây là giai đoạn quyết định trẻ có bị gù khi trưởng thành hay không. Bởi lúc này, hệ xương của trẻ đang phát triển, nếu cha mẹ không quan tâm sát sao, con có thể bị gù lưng trong thời gian tới:

- Trẻ sơ sinh gù lưng bẩm sinh: Với trường hợp này, bệnh thường được phát hiện trong siêu âm thai kỳ hoặc khi trẻ chào đời có dấu hiệu: biến dạng cột sống khi nhìn nghiêng, vai không cân đối, trẻ không cao thêm, khó thở, thần kinh yếu...

- Trẻ bị gù lưng do tập ngồi quá sớm: Ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi, một số trẻ có thể tự ngồi vững, một số trẻ chưa, thậm chí 7 - 8 tháng mới ngồi được. Tuy nhiên, nhiều bậc làm cha mẹ lo lắng nên cho con tập ngồi sớm. Đây chính là hành động sai lầm khiến con có nguy cơ gù lưng sau này. Do ở giai đoạn này, cột sống trẻ còn quá yếu chưa thể gánh trọng tải lớn của cơ thể, cho con ngồi sớm khiến cột sống bị cong, vẹo, ảnh hưởng tới chức năng cột sống và thẩm mỹ của con. 

- Bế trẻ không đúng tư thế: cha mẹ thường có thói quen bế con một bên tay, cắp nách, đây chính là nguyên nhân khiến con bị vẹo cột sống, khiến trẻ dễ bị gù nhất.



Đối với trẻ vào bậc tiểu học

Đây là giai đoạn trẻ dễ bị gù lưng và vẹo cột sống. Do trẻ thường có thói quen ngồi học không thẳng lưng, nằm xuống bàn hoặc vẹo người thì khi trưởng thành, cột sống trẻ dễ bị biến dạng dẫn tới vẹo cột sống, gù lưng.

Chưa kể, trẻ cũng có thói quen xem tivi, đọc truyện tranh không đúng tư thế như ngồi ở tư thế gù lưng, cổ cúi thấp...


Để hạn chế tình trạng gù lưng ở trẻ mẹ cần lưu ý:

Trẻ sơ sinh

- Không cho con tập ngồi sớm khi nhận thấy con chưa thể ngồi được. Thực tế cho thấy, một số mẹ bắt chước các phương pháp tập ngồi trên internet, người quen, nhưng không chọn lọc thông tin và cố gắng cho con ngồi bằng bạn bằng bè, dẫn tới con dễ bị gù lưng. Vì vậy, tuyệt đối không nên tập cho con nếu mẹ nhận thấy: con thường bị cong người về phía trước, con chưa thể đỡ toàn bộ cơ thể, con ngồi không vững, con chưa đủ tháng tuổi...

- Cần thay đổi cách bế con chuẩn, nên bế bằng hai tay, không bế cắp nách để tránh vẹo cột sống, gù lưng ở con.

- Tăng cường canxi cho con bằng các thực phẩm như thịt, hải sản, pho mai, sữa...

- Tắm nắng 10 - 15 phút mỗi ngày giúp con dễ dàng hấp thụ canxi vào cơ thể.

- Cho con nằm ở tư thế thẳng trên mặt phẳng bằng, không gối đầu.

- Khi con biết đi cần dạy con đi thẳng, cổ ngẩng cao, đầu thẳng, vai thẳng, ưỡn ngực về phía trước.

Đối với trẻ học tiểu học

- Cần dạy con ngồi học chuẩn tư thế, hai vai thẳng, đầu thẳng, lưng thẳng.

- Hạn chế việc xem tivi, đọc truyện tránh ở con, khuyến khích con tham gia vận động ngoài trời để cơ thể khỏe mạnh.

- Tăng cường canxi và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh ở trẻ, giúp hệ xương phát triển vững chắc.

- Luôn quan sát và nhắc nhở trẻ đi, đứng, ngồi đúng tư thế để phòng bệnh gù lưng.

- Nếu con có dấu hiệu gù lưng thì cha mẹ cần phải đưa con đi khám và điều chỉnh ngay từ sớm để tránh tình trạng con bị gù vì đi đứng không đúng tư thế.

Cách điều trị

Khi nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh gù lưng cần đưa trẻ tới cơ sở uy tín để khá chữa bệnh. Với trường hợp bình thường có thể sẽ điều trị vật lý, mang áo nẹp, với những trường hợp nặng cần phẫu thuật.

Phát hiện sớm sẽ giúp trẻ phòng và điều trị bệnh gù lưng. Nếu cha mẹ để bệnh theo trẻ tới tuổi trưởng thành sẽ khó khăn vì xương đã rắng chắc, định hình, phẫu thuật nặng nề phức tạp.

+ Xem thêm:

23 KỸ NĂNG SINH TỒN CẦN DẠY CON CÀNG SỚM CÀNG TỐT

NHỮNG KỸ NĂNG MẸ NÊN DẠY BÉ 3 TUỔI TỰ LÀM


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: