Bé Sơ Sinh Bị Khò Khè Phải Làm Sao

  1165

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là triệu chứng thường hay gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Mẹ tuyệt đối không nên dùng thuốc luôn mà cần tham khảo những cách làm sau đây. 

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi 

Thở khò khè nhưng không có nước mũi ở trẻ dưới 6 tháng tuổi (độ tuổi sơ sinh) được hiểu là khi bé thở sẽ phát ra những âm thanh lạ hoặc tiếng khò khè nhưng lại không có nước mũi chảy ra. Để nhận biết, các mẹ có thể áp tai vào gần cánh mũi hoặc miệng bé.

Đặc biệt, lúc bé đang ngủ, nếu lắng nghe kĩ, mẹ sẽ thấy bé thở rất lạ, tiếng thở không đều và gần giống tiếng ngáy nhẹ. Nhiều trường hợp, bác sĩ còn phải dùng ống nghe mới phát hiện được. Thở khò khè nhưng không có nước mũi ở trẻ dưới 6 tháng tuổi được hiểu là khi bé thở sẽ phát ra những âm thanh lạ hoặc tiếng khò khè nhưng lại không có nước mũi chảy ra. Ảnh minh họa

Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

- Bị ngạt mũi sơ sinh: Nhiều trẻ sơ sinh (khoảng từ 8 tuần tuổi trở xuống) hay thở khò khè và có dấu hiệu giống như ngạt mũi. Nếu như trẻ chỉ ngạt mà không kèm theo các dấu hiệu nóng sốt khác là do chưa được hút sạch hết chất nhầy trong bào thai ra khỏi đường hô hấp. 

- Viêm phổi, viêm tiểu phế quản: Đây là tình trạng đường hô hấp bị nhiễm trùng gây tổn thương ở tiểu phế quản, tổn thương tại mô phổi, thậm chí là tạo nên các dịch nhầy, có mủ khiến bé thở khò khè, thiếu oxy nên hay gây tình trạng suy hô hấp. 

- Bị hen suyễn: Khi bị hen suyễn, hệ hô hấp của trẻ thường khá nhạy cảm các yếu tố kích thích như phấn hoa, khói thuốc, khói bụi… Lúc này, trẻ sẽ có những cơn khó thở, khò khè. 

- Trào ngược dạ dày, thực quản: Một lượng nhỏ thức ăn khi trẻ ăn bị tràn lên phổi gây sưng đường hô hấp nên khi trẻ thở ra hoặc hít vào cũng gây tình trạng khò khè. 

- Cảm lạnh: Rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh không kể mùa đông hay mùa hè. Đôi khi chỉ vì bé mải chơi, đổ nhiều mồ hôi khiến mồ hôi thấm ngược lại hoặc nằm điều hòa ở nhiệt độ quá thấp cũng rất dễ gây cảm lạnh kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, ho, sốt nhẹ. 

- Cúm: Ngoài thở khò khè, trẻ thường bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú. 

- Trong mũi có dị vật: Đây là nguyên nhân khiến bé thở hò khè nhưng không có nước mũi mà cha mẹ khó phát hiện nhất. Có thể khi chơi đồ chơi, trẻ cố ý hoặc vô tình cho món đồ chơi lọt vào mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi, đau mũi, thậm chí chảy máu mũi. 

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không?

Sức đề kháng ở trẻ sơ sinh vẫn còn khá non yếu nên rất dễ mắc bệnh, đặc biệt những bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do viêm tiểu phế quản. Đặc biệt, nếu bé ho có đờm thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Nếu như bé không được điều trị kịp thời, bệnh phổi sẽ phát triển rất nhanh, tác động xấu đến hệ hô hấp non yếu, rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. 

Nếu bé thở khò khè nhưng không có nước mũi kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần có thể là do bệnh lao, dị vật ở đường thở, phù phổi, phế quản bị chèn ép hoặc bé đang mắc dị tật bẩm sinh nào đó ở phế quản. 

Vì vậy, nếu trẻ bị ho khò khè kéo dài, kể cả không có nước mũi, bố mẹ nên quan sát liên tục để có biện pháp kịp thời hoặc đưa ngay đến bác sĩ thăm khám, kiểm tra. 

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tốt hơn hết mẹ nên hạn chế việc dùng thuốc tân dược, càng hạn chế bao nhiêu thì càng tốt cho con sau này bấy nhiêu. Để giúp bé giảm thở khò khè, các cha mẹ nên thực hiện ngay một số việc sau:

- Cho bé bú nhiều lần trong ngày: Bé bị ngạt mũi thường rất khó chịu và phải thở bằng miệng nên rất ngại bú dẫn đến bị khô miệng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều lần, chia nhiều cữ trong ngày hơn so với bình thường để bé không bị mất nước và tăng sức đề kháng. 

- Nhỏ nước mũi sinh lý loãng: Nhỏ nước muối hằng ngày mỗi bên lỗ mũi sẽ thông mũi rất tốt vì nước muối có tính kháng khuẩn cao. Mỗi lần chỉ cần nhỏ khoảng 2-3 giọt vào mỗi lỗ mũi bé là đủ. 

- Hút mũi, vệ sinh mũi: Bé thở khò khè nhưng lại không có nước mũi có thể là đang bị nghẹt mũi và nhiều dịch nhầy. Mẹ nên mua dụng cụ hút mũi cho bé để hút và vệ sinh mũi cho bé. Sau khi hút mũi xong, cần phải vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng bằng nước sôi hoặc dụng cụ tiệt trùng. Tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu tỏi…cho vào nước tắm của con sẽ giúp mũi bé thông hơn rất nhiều. Ảnh minh họa

- Massage cánh mũi: Sau khi nhỏ khoảng vài giọt nước muối loãng, mẹ dùng ngón tay trỏ day day matxa 2 bên cánh mũi của bé thật nhẹ nhàng. Cách này giúp chất nhầy tan ra giúp bé dễ thở hơn.

- Nhỏ 1,2 giọt tinh dầu vào nước tắm của trẻ: Tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu tỏi…cho vào nước tắm của con sẽ giúp mũi bé thông hơn rất nhiều. Một cách khác là mẹ nên bôi tinh dầu tràm vào dưới lòng bàn chân của bé trước khi đi ngủ. 

- Giữ ấm cổ cho bé: Phải luôn chú ý giữ ấm vùng ngực, cổ và mũi cho trẻ nhỏ trong mùa lạnh.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Sẽ giúp điều hòa độ ẩm trong phòng để mũi bé không bị khô. 

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi khi nào cần đi bệnh viện? 

- Trẻ bị toàn thân tím tai ngay từ lần thờ khò khè đầu tiên.

- Hiện tượng thở khò khè kéo dài liên tục từ 3-4 tuần.

- Trẻ sơ sinh có tiền sử hen suyễn, dị vật bẩm sinh ở tiểu phế quản bỗng nhiên khó thở đột ngột, tiếng thở rít.

- Trẻ bị thở khò khè kèm theo sốt cao, nôn ói.

- Trẻ bị khó thở, phải co rút lồng ngực mỗi khi hít thở.

Ở độ tuổi sơ sinh, bé khó thở khò khè nhưng không có nước mũi dù không phải dấu hiệu quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho trẻ thấy khó chịu, quấy khóc nếu không được điều trị triệt để, cha mẹ cũng nên lưu tâm. 

4 Xét Nghiệm Cần Thiết Bà Bầu Không Nên Bỏ Qua

9 Bài Thuốc Trị Ho Viêm Họng Cho Mẹ Bầu


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: