Bé Đau Mắt Đỏ Phải Kiêng Gì

  1361

Khi bé có triệu chứng đau mắt mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị sớm, tránh để lâu gây biến chứng ở trẻ như: Viêm giác mạc, loét giác mạc, giảm thị lực thấm chí là mù lòa.

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một tình trạng nhiễm trùng mắt hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn, dị ứng... gây ra, bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và phát triển thành dịch.

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Kết mạc mắt bình thường có màu trắng trong, khi bị viêm nhiễm, kết mạc sung huyết màu đỏ. Trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ thường có các biểu hiện như : bé chảy nước mắt và giụi mắt liên tục, có thể một bên hoặc cả hai bên. Mắt bé bị đỏ một bên hoặc cả hai. Ban đêm khi bé ngủ mắt bé chảy dịch, đổ ghèn sáng hôm sau bé không mở mắt ra được.

Đau mắt đỏ thường ủ bệnh khoảng 8 ngày và kéo dài trong vài ngày đến một vài tuần, thậm chí lâu hơn nữa tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân và phương pháp điều trị, cách mẹ kiêng khem cho bé.

Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng cũng có những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần phải chú ý trong cách chăm sóc cho bé. Khi chưa kịp đi thăm khám thì mẹ cần dùng nước muối sinh lý để rửa vệ sinh mắt cho bé. Sau đó cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân do virus, vi khuẩn hay dị ứng…để có phương pháp điều trị thích hợp. Đau mắt đỏ ở trẻ thường do virus nên mẹ không tự ý dùng kháng sinh cho bé.  Mẹ cũng không được tự  nhỏ dung dịch gì như sữa, hay nước các loại lá, hay đắp lá nên mắt bé vì dễ gây nhiễm trùng mắt gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt bé.

Để việc điều trị hiệu quả, khỏi bệnh nhanh mẹ cũng cần chăm sóc dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe cho bé. Việc chú ý lựa chọn các loại thức ăn phù hợp, kiêng khem tốt cũng sẽ giúp bé nhanh lành bệnh hơn.Bé có dấu hiệu bệnh như: mắt đỏ, ghèn, ngứa, sưng mắt (Ảnh internet)

Trẻ đau mắt đỏ kiêng gì?

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh hệ miễn dịch kém, khả năng nhiễm bệnh đau mắt đỏ cao. Mẹ nên tránh cho bé ăn các thực phẩm sau:

1. Rau muống

Rau muống là thực phẩm khiến mắt sản sinh nhiều ghèn hơn, tình trạng bệnh ngày càng nặng, khó chữa, khó vệ sinh mắt bé hơn. Đối với trẻ nhỏ, trong thời gian bé bị đau mắt, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn rau muống.

2. Đồ cay nóng

Những thực phẩm như: Hành tỏi, ớt, hẹ, thịt chó, thịt dê… có đặc tính cay, nóng sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ ở bé tồi tệ hơn, bé sẽ cảm thấy nóng rát, khó chịu ở mắt.

Mẹ nên bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn của bé, cho đến khi bé khỏi đau mắt hoàn toàn.

3. Thực phẩm có mùi tanh (thủy hải sản)

Các loại hải sản như: Tôm, cua, cá, ốc, mực, ngao… là những thực phẩm mẹ cần hạn chế thêm vào bữa ăn của bé. Các loại thực phẩm này rất giàu canxi, sắt, protein… rất bổ dưỡng cho cơ thể nhưng lại có nguy cơ dị ứng cao. Trẻ bị đau mắt đỏ ăn những thực phẩm này có thể  khiến tình trạng nhiễm trùng mắt nặng hơn, tăng cảm giác cộm ngứa khó chịu, kéo dài thời gian bệnh phát triển và lâu khỏi dù được điều trị tích cực.4. Đồ uống có ga, nước ngọt

Đây là những đồ uống trẻ nhỏ rất yêu thích, tuy nhiên trong nước ngọt có chỉ số đường huyết khá cao, làm bé hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn.

Tốt nhất, khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ nên cho bé uống nước lọc hoặc các loại nước giàu vitamin C, bổ sung chất điện chất, khoáng chất cho cơ thể bé.

5. Đồ dầu mỡ

Theo các chuyên gia, lượng mỡ tăng cao trong máu sẽ làm giảm khả năng bình phục và gia tăng các triệu chứng đau mắt ở trẻ. Mẹ nên tránh cho bé ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, giúp bé nhanh khỏi bệnh.

6. Kháng sinh

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch kém, dễ có phản ứng phụ với các loại thuốc kháng sinh. Mà nguyên  nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ ở trẻ là do virus. Vì vậy, mẹ không được tự ý cho trẻ uống kháng sinh. Trẻ bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì mẹ cần đưa bé tới bệnh viện khám và chỉ dùng thuốc khi bác sĩ kê đơn, chỉ định.Mẹ không tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh để giảm viêm, đau mắt cho bé (Ảnh internet)

Trẻ đau mắt đỏ nên ăn gì tốt?

Ngoài việc mẹ nên kiêng các thực phẩm và đồ uống khiến tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ nặng hơn, thì chế độ ăn uống, ăn những thực phẩm tốt cho việc điều trị, giúp bé nhanh khỏi đau mắt mẹ cũng cần quan tâm.

Dưới đây là các gợi ý về những thực phẩm tốt cho trẻ bị đau mắt.

1. Rau xanh

Tất cả các loại rau xanh (trừ rau muống) đều rất tốt cho trẻ bị đau mắt đỏ. Loại rau này chứa nhiều lutein và zeaxanthin - làm tăng thị lực và giảm dần các triệu chứng.

2. Cà rốt

Hàm lượng vitamin A cao trong cà rốt rất tốt, giúp mắt khỏe mạnh, tăng cường thị lực. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ có thể cho bé uống nước ép cà rốt hoặc các món nấu với cà rốt giúp bé nhanh hết bệnh, khỏe mạnh hơn.Nước ép cà rốt hoặc các món từ cà rốt rất tốt với bé bị đau mắt đỏ (Ảnh internet)

3. Ớt chuông cam

Thực phẩm này có hàm lượng zeaxanthin cao nhất trong 12 loại rau củ quả, rất tốt trẻ, đặc biệt là những trẻ đang bị đau mắt đỏ. Ớt chuông làm giảm nhiễm khuẩn trong mắt, giảm nhanh các triệu chứng.

Tuy nhiên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều ớt chuông trong ngày, ăn với liều lượng vừa đủ.

4. Lòng đỏ trứng gà

Lượng chất béo, protein, sắt trong lòng đỏ trứng gà rất tốt cho mắt, đặc biệt người bị đau mắt đỏ. Hàm lượng lutein và zeaxanthin trong trứng gà giúp bé giảm nhanh các triệu chứng ghèn, đỏ mắt, ngứa sưng mắt hiệu quả… Mẹ nên cho bé ăn trứng luộc hoặc trứng hấp.

5. Quả việt quất

Đây là loại quả rất tốt cho mắt, mẹ nên cho bé ăn nhiều việt quất khi trẻ bị đau mắt đỏ. Hàm lượng anthocyanin trong việt quất rất cao, có tác dụng hạn chế, giảm viêm mắt hiệu quả, giảm khó chịu, cộm, ngứa ở mắt và nhanh khỏi bệnh.Anthocyanin trong việt quất rất cao giúp giảm nhanh các triệu chứng (Ảnh internet)

6. Dầu cá

Omega 3 trong dầu cá có tác dụng giảm thoái hóa võng mạc, giảm viêm giúp trẻ bị đau mắt thấy dễ chịu hơn, nhanh khỏi bệnh. Mẹ nên bổ sung dầu cá cho trẻ, tuy nhiên mẹ nên bổ sung theo liều lượng được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

7. Các loại nước ép trái cây

Khi bé bị đau mắt đỏ, mẹ nên cho trẻ uống các loại nước giàu vitamin C như nước ép cam, táo, lê, bưởi… Các loại nước này giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, bé nhanh khỏi.

Một số câu hỏi của mẹ khi trẻ bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Đây là bệnh có nguy cơ lây truyền cao qua đường hô hấp, nước mắt, tuyến nước bọt… Vì vậy trẻ bị đau mắt mẹ nên cho bé nghỉ học để cách ly, tránh lây truyền bệnh cho các bé khác. Và với những người bệnh cần sử dụng bàn trải, khăn mặt, chén bát đũa riêng…

Trẻ đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị đau mắt có thể nhỏ nước muối sinh lý, hoặc các loại thuốc nhỏ mắt đặc trị do bác sĩ kê đơn.Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho bé (Ảnh internet)

Bé đau mắt đỏ bao lâu khỏi?

Bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ khỏi trong vòng từ 7 - 10 ngày hoặc có thể khỏi sớm hơn nếu có phương án điều trị hợp lý. Vì vậy, khi bé có triệu chứng đau mắt mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị sớm, tránh để lâu gây biến chứng ở trẻ như: Viêm giác mạc, loét giác mạc, giảm thị lực thấm chí là mù lòa.

Trẻ bị đau mắt đỏ uống kháng sinh gì?

Với trẻ nhỏ, uống thuốc gì mẹ cần thông qua tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Không tự ý cho trẻ uống thuốc không được bác sĩ kê đơn.

Bé đau mắt đỏ nên làm gì cho nhanh khỏi?

Mẹ cho bé đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời cho bé ăn chú ý tới chế độ ăn uống của bé, cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng đãng, dễ chịu nhất.

Nếu trẻ bị đau mắt đỏ lâu ngày không khỏi, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ khám và theo dõi, có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý lựa chọn thực phẩm nên ăn và nên kiêng cho trẻ trong thời gian bé bị bệnh.

Thực Hư Việc Nhỏ Sữa Mẹ Vào Mắt Trẻ Sơ Sinh Để Chữa Đau Mắt

7 Bài Thuốc Dân Gian Trị Đau Mắt Đỏ Hiệu Quả Cho Bé


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: