Bé Bị Chàm Sữa Mãi Không Khỏi Mẹ Phải Làm Sao

  21114

Bệnh chàm lác sữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở khoảng tháng thứ 3 đầu đời và sẽ giảm dần sau một vài năm, làm cho da bé dễ bị tổn thương dễ bị viêm hơn

Bé bị chàm sữa phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ gửi đến cho các bác sĩ của suckhoetongquat.com. Bạn lo lắng khi con mình bị chàm (lác) sữa, không cần lo lắng, bệnh chàm sẽ giảm dần và hết hẳn khi bé lớn hơn, khoảng 1 tuổi. Cùng tìm hiểu về bệnh chàm ở trẻ em (Eczema) nhé các bạn.

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở khoảng tháng thứ 3 đầu đời và sẽ giảm dần sau một vài năm.

Các dấu hiện nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

– Khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.

– Da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên

– Bé của bạn sẽ có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi.

– Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như : cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.

– Bé của bạn trằn trọc trong giấc ngủ.

Nguyên nhân trẻ bị chàm lác sữa

Da khô có xu hướng dị ứng chàm thường xảy ra đối với trẻ có làn da khô màu đỏ, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít. Vì vậy da bé dễ bị tổn thương hơn và cho phép sự thâm nhập của các tác nhân bên ngoài dẫn đễn quá trình da bị viêm. Sự phá hủy hàng rào chắn này sẽ dẫn tới những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch được đặc trưng bởi chàm dị ứng.

Biện pháp chăm sóc da phù hợp cho bé

Tốt hơn hết là làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ khuyên bạn :

– Chữa trị bằng thuốc.

– Chăm sóc da bằng các sản phẩm đặc biệt cho phép cải thiện da bé hàng ngày , hạn chế những nguy cơ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc.

– Cẩn thận trong vệ thực phẩm của bé.

Những biện pháp chăm sóc bé khi bé bị chàm sữa

Vệ sinh và tắm rửa :

– Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi

– Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen qua lâu (5 đến 10 phút) trong nước ấm không được quá nóng (36oC) sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không chứa xà phòng và không hương liệu, tránh dùng găng khi tắm cho bé.

– Làm khô da bé bằng khăn cotton 100% một cách nhẹ nhàng, thấm khăn nhẹ trên da mà không lau quá mạnh.

– Làm ẩm da bé sau khi tắm bằng một loại kem dưỡng ẩm da thích hợp.

– Kết hợp với Nước làm sạch không cần rửa lại đặc biệt để vệ sinh trong ngày

Trong phòng bé :

– Hãy làm ẩm phòng của bé.

– Để phòng của bé thật thoáng khí bằng cách bật máy điều hòa thường xuyên, hạn chế để bé của bạn trong một căn phòng có đầy khói

– Quét dọn phòng bé thường xuyên để tránh bụi và vụn vải (vải trải thảm, vải lông…)

Quần áo của bé :

– Hãy sử dụng quấn áo lót bằng chất liệu cotton 100%, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé.

– Sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải

Thực phẩm của bé:

– Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể.

– Chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi

– Trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá

Trường hợp bé bị kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa da liễu. Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ! Theo chúng tôi, bạn nên đưa bé tái khám sau mỗi đợt điều trị để chữa dứt điểm cho bé!

+ Xem thêm:

8 CÁCH ĐÁNH BAY RÔM SẢY MÙA HÈ CHO BÉ

DẤU HIỆU BÉ BỊ RÔM SẢY NẶNG CẦN GẶP BÁC SĨ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: