Tổng Hợp Cách Chữa Bệnh Tay Chân Miệng Theo Hướng Dẫn Của Bộ Y Tế

  4497

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ tại nhà cấp độ 1, 2 tại nhà nhanh khỏi theo phác đồ Bộ Y Tế giúp mẹ thổi bay lo lắng.

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ tại nhà cấp độ 1, 2 tại nhà nhanh khỏi theo phác đồ Bộ Y Tế giúp mẹ thổi bay lo lắng.

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy hiểm không?

Đây là một bệnh trẻ thường gặp do virus đường ruột có họ Picornaviridae gây nên. Hiện tại vẫn chưa tìm ra vaccin và cách chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ hiệu quả nhất mà chỉ dùng thuốc hỗ trợ điều trị, không dùng kháng sinh khi trẻ chưa bị bội nhiễm.

Đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Để phòng tránh và điều trị tốt nhất, bố mẹ cần theo dõi, phát hiện sớm để tránh xảy ra những biến chứng nặng. Bệnh rất phổ biến tại Việt Nam, có xu hướng bùng phát thành dịch lan rộng thời điểm từ tháng 9 tới tháng 12, tháng 3 tới tháng 5. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường dễ bị lây nhiễm do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Nguy cơ biến chứng bệnh nặng hay gặp ở trẻ sau sinh 2 tuần đầu.

Phụ nữ mang thai sẽ không hoặc có thể bị nhiễm virus nhóm Entervirus, và có thể truyền virus sang cho con nếu họ tiếp xúc với mầm bệnh trước hoặc trong lúc sinh nở. Bệnh cũng có thể tái phát ở những người đã từng bị và nay lại nhiễm bởi một loại virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

2. Cách nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em khi vào mùa dịch?

Nguyên nhân chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Nhóm virus Enterovirus bao gồm Echovirus, Coxsackievirus, Poliovirus là nguyên nhân gây ra bệnh này. Chúng lây nhiễm nếu trực tiếp tiếp xúc nước bọt, dịch bọng nước, dịch tiết mũi họng và phân của người nhiễm bệnh. Điều trị bệnh hiệu quả, ít biến chứng, thường tự khỏi sau 7-10 ngày nếu yếu tố gây bệnh là Coxsackievirus A16. Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ khó khăn vô cùng nếu xét nghiệm máu có Enterovirus 71 (EV71) gây nhiều biến chứng khó lường như viêm màng não, tim mạch, hô hấp và nguy hại tới tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ theo 4 giai đoạn

Giai đoạn ủ bệnh: là 3-7 ngày từ khi nhiễm virus gây bệnh tới khi xuất hiện các triệu chứng.

Giai đoạn phát bệnh: Trẻ sốt nhẹ trong 24-48 tiếng kèm theo đau họng, mệt mỏi, tiêu chảy, biếng ăn.

Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 3-10 ngày. Miệng xuất hiện các nốt phồng rộp đỏ đường kính 2-3 mm và tiến triển thành các vết loét trên lưỡi, lợi, bên trong má gây đau đớn, tăng tuyến nước bọt, bỏ bú, bỏ ăn. Nốt phát ban không ngứa có đường kính 2-5 mm màu hồng hoặc xám sẫm, hình bầu dục xuất hiện trong lòng bàn tay, chân, mông và cơ quan sinh dục trong 7 ngày. Rất hiếm khi bội nhiễm hay loét lở.

Giai đoạn lui bệnh: Trẻ tự hồi phục sau 3-5 ngày nếu không có thêm biến chứng.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng cần lưu ý

Triệu chứng biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Quá trình điều trị bệnh tay chân miệng cần nhờ đến chăm sóc y tế đặc biệt khi trẻ có triệu chứng liên tục sốt cao trên 38,5 độ, run chi, giật mình, liệt tay chân và nôn ói nhiều. Rất có thể đó là những biến chứng nặng của bệnh như suy tuần hoàn, viêm sưng não, suy hô hấp, hôn mê sâu và có thể tử vong sau 24-48 giờ.

3. Những cách chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ theo phác đồ của Bộ Y Tế

Các xét nghiệm cơ bản

Tiến hành kiểm tra mẫu máu. Xét nghiệm Protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L) (nếu có điều kiện). Nếu bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 thường liên quan đến biến chứng. Trường hợp có biến chứng từ độ 2b, tiến hành xét nghiệm thêm X-quang phổi, điện giải đồ, đường huyết.

Điều trị tay chân miệng cấp độ 1 tại nhà

- Cho trẻ nghỉ ngơi yên tĩnh, vệ sinh răng miệng và tăng cường dinh dưỡng.

- Trẻ nhỏ được điều trị ngoại trú và theo dõi tại trung tâm y tế cơ sở. Mẹ cho hạ sốt bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần mỗi 6 giờ.

- Đưa trẻ tái khám bệnh 2 ngày/lần trong 10 ngày đâu hoặc đến khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hạ sốt ít nhất 48 tiếng. Cần đưa đi viện ngay khi trẻ bị tay chân miệng có biểu hiện khó thở, run chi, co giật, đi loạng choạng, sốt cao trên 39 độ C, vã mồ hôi, lạnh người.

Cách chữa tay chân miệng cấp độ 2

Độ 2a: Điều trị như độ 1 nhưng có thể kết hợp Ibuprofen chống viêm, giảm đau không steroid 10-15mg/kg/lần mỗi 6-8 tiếng xen kẽ với dùng Paracetamol nếu trẻ vẫn sốt cao. Thuốc Phenobarbital chống co giật, an thần, gây ngủ 5-7 mg/kg/ngày.

Độ 2b: Cho trẻ nằm cao đầu 30 độ, thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút, hạ sốt tích cực.

- Immunoglobulin theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi trong 24 tiếng.

- Đo độ bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).

- Thuốc Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 8-12 giờ khi cần.

- Đo mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, kiểu thở, ran phổi, tri giác mỗi 2-6 lần trong 6 tiếng đầu.

Tiêu chuẩn xuất viện

Trong quá trình điều trị tay chân miệng nội trú, trẻ được xuất viện khi có đủ 4 yếu tố sau:

- Không sử dụng thuốc hạ sốt, không sốt liên tục 24h.

- Không có biểu độ lâm sàng cấp độ 2a trong ít nhất 48h.

- Không cần hỗ trợ hô hấp và ăn uống được bình thường bằng miệng.

- Theo dõi tại nhà. Tái khám ngay nếu có diễn tiến nặng tính từ lúc bệnh khởi phát.

4. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào tại nhà và ở trường?

Biện pháp hữu hiệu phòng tránh dịch bệnh khi vào mùa

- Rửa sạch tay chân bằng xà phòng.

- Cách ly với người nhiễm bệnh tay chân miệng.

- Ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn bốc, ngậm mút đồ vật.

- Lau rửa sạch đồ chơi, dụng cụ trẻ hay tiếp xúc bằng Cloramin B 2% hoặc Javel.

Xử lý và phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ (Viện Pasteur HCM).

Cách chăm sóc trẻ bị mắc tay chân miệng tại nhà

Dịch bệnh tay chân miệng xảy ra vài lần tại nhiều khu vực khác nhau, lây lan nhanh, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, cách chăm sóc tại nhà khi trẻ mới có những biểu hiện ban đầu ở mức độ nhẹ là vô cùng quan trọng.

- Không ép trẻ ăn quá mức.

- Cho trẻ bú mẹ làm nhiều lần.

- Dùng thìa nhỏ, không sắc cạnh.

- Bổ sung VitaminC bằng rau củ quả thanh mát.

- Chia nhỏ bữa ăn cách nhau 3-4 giờ để trẻ không bị hạ đường huyết.

- Khi bệnh có tiến triển, cho trẻ ăn theo chế độ dinh dưỡng bình thường theo từng lứa tuổi.

- Cho trẻ đồ ăn mềm, mịn, mát như cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, sữa, bột dinh dưỡng, tà phớ.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả.

Trẻ nên kiêng và không kiêng ăn đồ gì khi mắc bệnh tay chân miệng

Sau khi được bác sĩ khám tư vấn về thuốc, mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bởi, một thực đơn ăn uống khoa học, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất là cách chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ hữu hiệu, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật, nhanh lành vết thương.

- Không ủ bọc trẻ quá ấm.

- Không kiêng tắm, kiêng gió.

- Không lạm dụng truyền nước.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách.

- Không để trẻ bị tay chân miệng tiếp xúc với trẻ khác.

- Không dùng chung đồ ăn, đồ chơi, muỗng thìa sắc cạnh.

Chế độ ăn khoa học giúp trẻ bị tay chân miệng mau khỏi bệnh.

Phòng bệnh chính là cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả nhất.

Chăm Sóc Trẻ Bị Tay Chân Miệng Tại Nhà Bố Mẹ Cần Biết

 

Vi Rút TCM Từng Khiến Hơn 100 Trẻ Tử Vong Đang Quay Lại


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: