Những Lưu Ý Khi Nấu Ăn Dặm Cho Bé Mẹ Cần Nhớ

  4510

Nhiều mẹ khi nấu cháo cho con thường nêm nếm “vừa miệng” ….mẹ. Nhưng thực tế, đây là một sai lầm nghiêm trọng cho sức khỏe của con.

Trong giai đoạn ăn dặm, mặc dù mẹ đã cố gắng cho con ăn đủ bữa nhưng không thấy con tăng cân hoặc bé trông khá mập mạp nhưng cơ thể lại thiếu hụt nghiêm trọng các vitamins, làm giảm sức đề kháng của trẻ, nghiêm trọng hơn còn dẫn tới tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Vậy mẹ cùng điểm qua những sai lầm phổ biến khi nấu cháo cho con dưới đây xem nhé.

1.” Kiêng” dầu ăn cho bé:

Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng khi cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng, thậm chí có người cho rằng, cho dầu ăn vào cháo, bé không thể nào hấp thụ được và còn làm hại bé. Những điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi dầu ăn sẽ giúp cho con yêu hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, dầu ăn cũng được xếp vào trong nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ thực vật, bơ….

Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn nhé (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Không nên cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu.

2. Cho thêm nhiều loại bột ngũ cốc vào cháo để nấu:

Khi cho bé ăn dặm, nhiều mẹ có tư tưởng bỏ thêm thật nhiều thành phần, đặc biệt là ngũ cốc vào cháo/bột để nấu cho con.

Tuy nhiên, đây lại là điều sai lầm bởi mặc dù ngũ cốc khá giàu chất dinh dưỡng nhưng gần như lại không hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn khá non yếu của con (đặc biệt là với các bé dưới 1 tuổi). Vì những thực phẩm này sẽ khiến con bị khó tiêu hóa, có cảm giác lưng lửng dạ và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.

3. Cho quá nhiều các loại gia vị khi chế biến:

Nhiều mẹ khi nấu cháo cho con có tư tưởng nêm nếm “vừa miệng” ….mẹ. Nhưng thực tế, đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì điều này sẽ khiến còn dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày bé. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng, do bé không hấp thụ được.

4. Chỉ dùng nước hầm xương để nấu

Nhiều bà mẹ có quan điểm rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn.

Nhưng trên thực tế, nước hầm từ xương chỉ có tác dụng trong việc mang lại vị ngọt, mùi thơm cho cháo mẹ nấu, nhưng chứa rất rất ít đạm và canxi. Bên cạnh đấy, việc dung nước xương hầm nấu cháo cho con hàng ngày còn gây ra cho con hiện tượng khó tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

5. Nấu cháo cho bé ăn cả ngày

Vì việc nấu cháo mất khá nhiều thời gian, nên nhiều mẹ thường “tiện thể” nấu cho con 1 nồi cháo to đùng để ăn cả ngày cho đỡ mất công.

Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.

Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, và khi cho con ăn, múc một phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.

+ Xem thêm:

7 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BÉ THÔNG MINH HƠN MỖI NGÀY

19 THỰC PHẨM TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN CHO TRẺ EM ĂN NHIỀU


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: