Những Kỹ Năng Mẹ Cần Rèn Cho Con Trước Khi Vào Lớp 1

  12760

Trường mầm non là một mốc quan trọng của bé trong thời thơ ấu. Ngoài những việc phải hoàn thành của lứa tuổi mầm non, trẻ còn phải biết những kỹ năng cần thiết trước khi vào lớp 1.

Trường mầm non là một mốc quan trọng của bé trong thời thơ ấu. Ngoài những việc phải hoàn thành của lứa tuổi mầm non, trẻ còn phải biết những kỹ năng cần thiết trước khi vào lớp 1.

Để con có thể sẵn sàng bước vào môi trường mới - trường Tiểu học, 2 nhà tâm lý học O'Sullivan và Vaani Gunaseelan hiện đang làm việc tại Singapore đề xuất các cách để xây dựng các kỹ năng cần thiết cho các bé ngay tại các trường mầm non, trước khi bước vào lớp 1.

Kỹ năng vượt qua sự lo lắng

Các chuyên gia khuyên cha mẹ xây dựng sự tự tin cho con để con không bị lo lắng khi thay đổi môi trường và sẵn sàng thích ứng với mọi điều mới lạ. Xây dựng sự tự tin, độc lập bằng cách động viên con tự ăn, tự đi vệ sinh, tự ngồi ghế ăn, tự vệ sinh chân tay.

Tiến sỹ Vaani nhấn mạnh rằng bố mẹ không nên làm giúp con mà hãy để con tự làm những việc như tự mặc quần áo, tự đánh răng… Điều quan trọng là khi trẻ thực hiện những hành động này chưa đúng thì bố mẹ cần động viên con chứ không nên bắt bẻ lỗi sai của trẻ.

Kỹ năng làm việc theo lịch trình

Ngay khi còn học mẫu giáo trẻ cần được rèn luyện sinh hoạt theo lịch trình để không làm ảnh hưởng đến những người khác trong lớp.

Bố mẹ có con 5 tuổi lưu ý: Đây là những kỹ năng cần thiết nên rèn cho con trước khi vào lớp 1 - Ảnh 1.

Khi trẻ có kỹ năng tập trung thì có thể hoàn thành nhiệm vụ, việc làm hay hoạt động nào đó theo lịch trình và không mất quá nhiều thời gian (Ảnh minh họa).

Các chuyên gia khuyên ở nhà cha mẹ cũng lên lịch trình cho con để con thực hiện làm theo hàng ngày như thói quen. Lịch trình đơn giản như thời gian con cần thức dậy là mấy giờ? Thời gian ăn sáng trong bao lâu? Khi nào là bắt đầu ăn trưa? Và các hoạt động khác xen kẽ trong ngày như thế nào?

Kỹ năng tập trung

Khi trẻ có kỹ năng tập trung thì có thể hoàn thành nhiệm vụ, việc làm hay hoạt động nào đó theo lịch trình và không mất quá nhiều thời gian.

Các chuyên gia khuyên nên kết hợp những việc con thích và những việc con chưa thực sự thích. Sau đó, dần dần tăng thời gian giao việc gì đó cho con và thưởng động viên khi con tập trung hoàn thành việc được giao.

Một số dấu hiệu của trẻ hiếu động, khả năng tập trung kém:

- Khó ngồi im một chỗ.

- Hoạt động liên tục, leo trèo xung quanh.

- Nói nhiều.

- Không chờ đợi được đến lượt mình, nôn nóng.

- Dễ bị phân tâm.

- Khó hành động theo hướng dẫn của người khác.

Tiến sĩ Vaani nói thêm rằng nếu con bạn có một hoặc một vài dấu hiệu trên thì cũng chưa hẳn trẻ bị hiếu động thái quá. Nếu con có đủ tất cả những dấu hiệu trên thì tốt nhất cho con đi khám để được chẩn đoán đánh giá chính xác hơn.

Kỹ năng hòa đồng

Trường mầm non là một môi trường mới với bạn mới, thầy cô mới, do đó giao tiếp, hòa đồng với người khác sẽ giúp trẻ kết thân được với nhiều bạn mới hơn.

Bố mẹ có con 5 tuổi lưu ý: Đây là những kỹ năng cần thiết nên rèn cho con trước khi vào lớp 1 - Ảnh 2.

Giao tiếp, hòa đồng với người khác sẽ giúp trẻ kết thân được với nhiều bạn mới hơn (Ảnh minh họa).

Vaani khuyên bố mẹ nên dành thời gian để chơi với con và cho chúng chơi các trò chơi phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau để thúc đẩy sự phát triển của chúng. Đây là cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng xã hội của con, giúp con hòa đồng hơn khi gặp gỡ và tương tác với những đứa trẻ khác ở bên ngoài. Sân chơi khu phố là một địa điểm tốt để bắt đầu.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc một kỹ năng cần thiết để khi có mâu thuẫn trẻ dễ dàng lựa chọn: đánh nhau hay giữ tình bạn. Một đứa trẻ bốc đồng sẽ chỉ thể hiện được mạnh mẽ về thể chất nhất thời chứ không có khả năng kiểm soát cảm xúc mạnh như giận dữ.

Cha mẹ nên làm gương cho con mình bằng cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Tiến sỹ Vaani khuyên: "Trẻ em học cách kiểm soát cảm xúc của mình qua cách nhìn vào hành động của bố mẹ. Do đó, bố mẹ hãy bỏ những cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó giữa bình tĩnh, kìm nén cảm xúc trong những tình huống bất ngờ".

Không nên phê bình trẻ trong lúc tức giận. Hãy chia sẻ cảm xúc với trẻ khi cơn giận nguôi đi. Ví dụ, nếu con đánh một người bạn khi đang chơi ở sân trường, bạn không nên tức giận với trẻ, mà hãy tìm hiểu nguyên nhân, chia sẻ với trẻ rằng bạn không vui khi thấy con đánh bạn. Những chia sẻ kịp thời giúp trẻ nhìn nhận được hành vi của mình và biết cách kiểm soát kìm nén cảm xúc hơn lần sau.

+ Xem thêm:

Trước Lớp 1 : Đừng Bắt Con Học Chữ Học Toán Nữa, Hãy Để Con Vui Chơi

Kinh Nghiệm Cho Con Vào Lớp 1 Của Mẹ Nhật Nam

Thương Con Đừng Ép Con Học Trước Lớp 1


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: