MÁHC MẸ CÁCH VỆ SINH VÙNG KÍN CHO BÉ CHUẨN NHẤT

  34135

Cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm nhiễm vì sức đề kháng của bé lúc này còn kém. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi vệ sinh vùng kíncho con với những hướng dẫn cụ thể dưới đây.

Cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm nhiễm vì sức đề kháng của bé lúc này còn kém. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi vệ sinh vùng kíncho con với những hướng dẫn cụ thể dưới đây. 
 

Chăm sóc và vệ sinh vùng kín cho con là một thử thách không mấy dễ dàng và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của các mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thực hiện “nhiệm vụ” quan trọng này.

Cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm nhiễm vì sức đề kháng của bé lúc này còn kém. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi vệ sinh vùng kíncho con với những hướng dẫn cụ thể dưới đây.

Đối với bé trai

Trong tuần đầu tiên, bé trai có thể bị phù bọng đái. Cơ quan sinh dục có thể trông quá to và như bị sưng. Điều này liên quan đến việc có quá nhiều hoóc môn của người mẹ đi vào cơ thể của trẻ thông qua nhau thai hay sữa mẹ. Thông thường hiện tượng phù sẽ hết sau vài ngày. Nhưng nếu như đến cuối tuần thứ 2 mà hiện tượng sưng vẫn còn thì cần cho bé đi khám bác sĩ.

Làm vệ sinh và chăm sóc phần phụ:  

Việc chăm sóc cho cơ quan sinh dục bé trai phải thực hiện thường xuyên trong mỗi lần thay tã lót bằng cách rửa nước ấm. Khi rửa phải kéo da quy đầu ra để lộ dương vật. Ở đó có sự tích tụ chất giống như mỡ. Nếu thấy da quy đầu bị đỏ thì mỗi ngày mẹ cần vài lần dùng bông thấm dung dịch thuốc tím loãng để lau cho bé.

Vệ sinh và chăm sóc cho “em bé tí” của trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản. Đôi khi bao da quy đầu rất hẹp nên không thể làm lộ hết đầu dương vật. Trong trường hợp này cần đến bác sĩ thực hiện phẫu thuật nhỏ với vài vết cắt nhỏ ở lớp da xếp, càng sớm càng tốt. 

Đừng cố kéo tụt da quy đầu, và nếu bạn chọn cắt da quy đầu cho bé, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý về việc dương vật của bé trông sẽ như thế nào trong thời gian lành vết thương. Lúc này, đầu dương vật của bé có thể có màu đỏ tía hoặc sưng lên trong cả tuần. Bạn cũng có thể nhận thấy đầu dương vật của bé mưng mủ hoặc đóng mày dẻo dính trong quá trình lành. Sử dụng vaseline hay thuốc mỡ kháng sinh thường giúp lớp mày này không bị dính vào tã.  

Nếu da đứa bé nhạy cảm thì đôi khi chỉ cần rửa “khô” với khăn giấy ẩm. Chỉ nên rửa cơ quan sinh dục bằng xà phòng 4-5 ngày một lần và không nhất thiết phải dùng xà phòng cho mỗi lần rửa vì ngay cả xà phòng chuyên dùng cho trẻ em vẫn có thể làm khô và gây kích thích vì da lúc này còn rất mỏng.

Đối với bé gái

Cơ quan sinh dục của bé gái rất nhạy cảm và có sức đề kháng thấp trước các bệnh viêm nhiễm. Căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là viêm cơ quan sinh dục ngoài. Do đó, mẹ cần thường xuyên giữ vệ sinh cho khu vực nhỏ này của bé.

Với bé gái, sự sưng tấy thường ở quanh âm hộ, và đôi khi đến cuối tuần đầu tiên ở các bé gái có hiện tượng tiết ra chất nhầy hoặc như có lẫn máu, điều này là bình thường, tượng này sẽ hết sau 2-3 ngày. Bạn không cần và cũng không được khuyến khích phải xả sạch chất tiết này. Để đảm bảo vệ sinh tối đa, nếu có thể, nên sử dụng tã lót giấy dùng một lần và mỗi lần thay cách nhau 1,5-2 giờ. Nếu hiện tượng tiết ra chất nhầy vẫn tiếp diễn hơn 3 ngày, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Ngoài ra, hai môi trong âm hộ của bé cũng có thể kết với nhau theo nhiều mức độ, trong một số trường hợp có thể đủ để che kín cả vùng âm đạo hoặc niệu đạo. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do sự kích thích âm môi. Bạn không nên cố tách chúng ra vì có thể càng làm chúng dính chặt vào nhau hơn. Và tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp hợp lý nhất.

Với nhiều mẹ, dù vệ sinh vùng kín cho con gái rất kỹ lưỡng nhưng vùng kín của bé thỉnh thoảng vẫn có mùi hôi và dịch bám vào, thậm chí nhiều lúc vùng kín của bé bị ửng đỏ, bạn hãy tham khảo các cách thức vệ sinh “cô bé” cho con gái yêu dưới đây: 

Cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín cho bé gái: 

- Mỗi lần thay tã lót cho bé gái cần rửa cho bé bằng nước ấm. Việc rửa có thể tiến hành dưới vòi nước hay dùng bông thấm nước. Động tác rửa của bạn phải từ trước ra sau để những chất bẩn không rơi vào cơ quan sinh dục của bé. Cũng giống như đối với bé trai, chỉ nên dùng xà phòng 1 lần trong 4-5 ngày để không làm khô da. Sau khi rửa cho bé, bạn nên để thoáng 20 phút rồi hãy đóng bỉm để giúp bé luôn sạch sẽ và không bị hăm. 

- Vệ sinh cho bé gái phải làm thường xuyên hơn bé trai, do cấu tạo rất khác biệt của bộ phận sinh dục của bé trai và bé gái. 
- Đặc biệt trong tháng đầu mới sinh, thỉnh thoảng bộ phận sinh dục của bé vẫn còn dịch. Đây là do ảnh hưởng nội tiết từ mẹ. Vì thế, các mẹ cần dùng khăn mềm lau khô bằng nước ấm 3 lần mỗi ngày.
- Bạn cần chú ý chọn loại bỉm thấm hút, khử mùi tốt và rửa nước mỗi lần thay bỉm cho bé. Các loại bỉm mỏng, mềm mại và thấm hút tốt để đảm bảo bé không bị bí, không bị cọ rát và nước tiểu ngấm vào làm vùng kín của bé bị viêm hoặc hăm đỏ.
- Không nên đóng bỉm cho bé cả ngày. Mẹ cần để bé có những khoảng thời gian không đóng bỉm để thoải mái hơn.
- Chỉ vệ sinh vùng kín cho bé từ bên ngoài. Không nên rửa sâu vào bên trong, việc này vừa làm đau, khó chịu cho bé và tạo cơ hội cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào vùng kín.

Lưu ý quan trọng

- Không cần thiết phải dùng các loại khăn ướt cầu kỳ, có hương thơm hay sữa dưỡng da cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dùng nước ấm với khăn lau mềm hoặc gạc vuông, hoặc thử loại khăn giấy ướt không mùi cho em bé trong những tuần đầu sau khi bé ra đời. Hãy thay tã thường xuyên cho bé, đặc biệt là sau khi bé đi vệ sinh, đây là lưu ý đầu tiên trong việc phòng hăm tã cho bé. Nhưng ngay cả khi bạn giữ sạch và khô, da của một số bé vẫn quá nhạy cảm so với các bé khác. 

Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo bạn nên thoa một lớp thuốc mỡ hoặc kem mỏng để bảo vệ cho da bé mỗi lần thay tã. Nếu bạn thấy vùng da mặc tã của bé ửng đỏ với những nốt đỏ rõ, bé có thể đã bị hăm tã do nấm, loại này rất phổ biến. Hãy hỏi bác sĩ để được chỉ định loại kem trị nấm phù hợp cho bé.

- Không nên lạm dụng mỹ phẩm chuyên dùng cho trẻ em, chỉ nên sử dụng các loại kem, dầu gội đầu và phấn rôm khi cần thiết vì có thể làm hỏng lớp bảo vệ tự nhiên ở trẻ sơ sinh.

- Khi nào thì bạn cần cho bé đi khám bác sĩ?

Mỗi em bé khi sinh ra đều đã được kiểm tra sức khỏe tổng quát kỹ trước khi rời viện, trong đó có phần kiểm tra bộ phận sinh dục của bé. Nếu bạn vẫn thắc mắc về việc chăm sóc vùng “dưới ấy” của bé hay hăm tã không thuyên giảm, hoặc nếu thấy chúng có dấu hiệu bất thường thì hãy nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ có chuyên môn.

+ Xem thêm;

MÁCH MẸ CÁCH VỆ SINH VÙNG KÍN CHO BÉ GÁI ĐÚNG CÁCH

NHỮNG BẤT THƯỜNG Ở BỘ PHẬN SINH DỤC BÉ TRAI MÀ MẸ CẦN CHÚ Ý.


Nguồn bài viết: SƯU TẦM
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: