Làm Sao Để Chữa Khóc Dạ Đề Ở Trẻ Sơ Sinh ?

  3256

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là nỗi lo lắng, buồn phiền của rất nhiều ông bố bà mẹ. Hiện chưa có một nguyên nhân và giải pháp nào rõ ràng để chữa trị dứt điểm khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là nỗi lo lắng, buồn phiền của rất nhiều ông bố bà mẹ. Hiện chưa có một nguyên nhân và giải pháp nào rõ ràng để chữa trị dứt điểm khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.

Theo Tây y, có nhiều nguyên nhân dẫn đến khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, bao gồm: Bé bị kích thích quá mức, trào ngược, dị ứng thức ăn, khói thuốc lá, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện… 

Đồng thời, cả Đông y và Tây y đều có những lý giải riêng cho vấn đề này. Các bố mẹ nên tham khảo cả hai để có cách điều trị phù hợp với bé nhà mình.



1. Như thế nào là khóc dạ đề?

Được xem là nỗi ám ảnh của các bậc cha mẹ, khóc dạ đề thường xảy ra với trẻ sơ sinh từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi. Thường vào khoảng chiều tối, các bé rất hay khóc, khóc lớn tiếng, khóc rất lâu và hầu như ngày nào cũng khóc (ít nhất 3 lần/1 tuần).

2. Tây y nói gì về khóc dạ đề?

Theo Tây y, có nhiều nguyên nhân dẫn đến khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, bao gồm: Bé bị kích thích quá mức, trào ngược, dị ứng thức ăn, khói thuốc lá, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện…

Một số cách để dỗ bé nín khóc và trị khóc dạ đề tham khảo:

+ Phân biệt rõ khóc dạ đề vớ khóc do bệnh lý (còi xương, thiếu vitamin D…) để đưa bé đi khám và điều trị đúng cách.

+ Tìm hiểu về tiêu hóa của bé và có biện pháp thay đổi phù hợp (trong trường hợp bé bị khó tiêu, đầy hơi, hoặc dị ứng sữa).

+ Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng đến việc bé khóc hay không để điều chỉnh.

+ Massage cho bé: Đặt bé nằm trên bụng mẹ rồi nhẹ nhàng massage lưng, tay, chân rồi tới bụng.

+ Ủ ấm: Khi thời tiết lạnh, mẹ lưu ý đến thân nhiệt của bé có bị hạ không. Nếu có hãy ủ ấm để bé cảm thấy dễ chịu.

+ Tạo âm thanh nền: Tiếng máy quạt chạy đều đều hay tiếng tủ lạnh nhẹ nhàng và những âm thanh khác tương tự lặp đi lặp lại có thể giúp bé đỡ căng thẳng.

+ Tắt đèn, giảm các âm thanh xung quanh.

+ Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá.

+ Cho bé vào xe đẩy hoặc cho bé vận động nhẹ nhàng theo lứa tuổi: vẫy tay…

+ Cho bé tắm nước ấm.

3. Cách chữa khóc dạ đề theo Đông y

Theo Đông y, trẻ khóc dạ đề là do “thần khí” phát triển chưa đầy đủ, dễ bị kích thích, khiếp sợ bởi môi trường bên ngoài. Ngoài ra, khóc dạ đề còn do nguyên nhân bên trong cơ thể của bé, cụ thể:

* Tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa kém).

Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, tiếng khóc hay ưỡn người, trán vã mồ hôi. Da trẻ thường xanh nhợt, thường ngày người uể oải, mệt mỏi, hay buồn ngủ, miệng và hơi thở lạnh, bụng lạnh, đau, chán ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dài, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Cách chữa trị: Sử dụng các loại thuốc làm ấm, tăng cường tiêu hóa cho trẻ.

Bài thuốc tham khảo: Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên.

* Tâm nhiệt

Biểu hiện: Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, môi hồng, miệng và hơi thở nóng, thường ngày hay quấy khóc không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Cách chữa trị: Cần làm mát tạng tâm và giải nhiệt.

Bài thuốc tham khảo: Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại.

*Bất an

Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, đêm nằm hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét, thường ngày tính tình nhút nhát, hay khiếp sợ, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Cách chữa trị: Dưỡng tâm, an thần.

Bài thuốc tham khảo: Hạt sen khoảng 20 hạt, để cả tâm, sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày, có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.

*Lưu ý: Những bài thuốc trên chỉ có tính tham khảo, nên tư vấn ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng.

+ Xem thêm:

MẸ CẦN BIẾT: HIỆN TƯỢNG KHÓC DẠ ĐỀ Ở TRẺ SƠ SINH

13 CÁCH DỖ CON KHÓC HIỆU QUẢ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: