Con Vào Lớp 1 : Đừng Ép Con Học Mà Hãy Để Con Vui Chơi

  9375

Người lớn thường có suy nghĩ trẻ cần phải tập làm quen dần với việc học những kiến thức sách vở ngay từ khi còn học mẫu giáo như học đọc, học viết, làm toán... để có được hiểu biết cơ bản trước khi bước vào lớp 1.

Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về những gì đang được học, câu trả lời của những đứa trẻ tiền lớp 1 khiến không ít người phải giật mình.

Quan điểm này không sai khi một khảo sát mới đây do các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Texas thực hiện đã cho thấy hầu hết những trẻ em ở độ tuổi tiền lớp 1 đang phải dành nhiều thời gian cho các hoạt động học tập mang tính sách vở dưới sự hướng dẫn của giáo viên hơn là các hoạt động học tập khám phá qua những trò chơi.

Theo nghiên cứu, mục đích của các giáo viên tại các lớp tiền lớp 1 là trẻ sẽ có được những hiểu biết cơ bản về những kiến thức nền tảng, những kỹ năng xã hội và khả năng tự kiểm soát bản thân trước khi bước vào lớp 1. Tuy nhiên, phương pháp này đang thực sự không phát huy hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.

Ở các lớp mẫu giáo 5 tuổi, phần lớn thời gian ở trường trẻ em phải học kiến thức (Ảnh minh họa).

Câu hỏi đặt ra là tại sao?

Trong cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu đã ghi lại một đoạn phim về những hoạt động trong một ngày mà những đứa trẻ tiền lớp 1 phải làm tại trường mầm mon. Đoạn phim được thực hiện trong một lớp học gồm 22 trẻ và 1 giáo viên hướng dẫn.

Trẻ ở tuổi tiền tiểu học bị "nhồi nhét" học kiến thức quá nhiều.

Theo nội dung được đoạn phim mô tả, mỗi ngày các trẻ tại lớp học này phải thực hiện 15 hoạt động học tập khác nhau bao gồm: tập đọc, học từ vựng, đếm số cùng những bài thực hành đơn giản như đếm tiền, viết nhật ký, hoàn thành các hoạt động khoa học về sự sống xung quanh… Thời gian cho các hoạt động này đã chiếm gần như hết thời gian của trẻ, vì vậy, mỗi ngày, trẻ chỉ được “ra chơi” trong khoảng 15 phút.

Với một đứa trẻ chỉ mới lên 5, thậm chí lên 6 thì khối lượng công việc như vậy là quá nhiều.

Thời gian chơi bị cắt giảm (Ảnh minh họa).

Không riêng gì trẻ, những giáo viên cũng bị đặt dưới áp lực phải hướng dẫn trẻ hoàn thành tốt những hoạt động này. “Có quá nhiều áp lực đối với tôi và cả bọn trẻ khi phải học những kiến thức toán, ngôn ngữ, khoa học... Những kiến thức này ở một tầm cao so với khả năng của trẻ”, một giáo viên cho biết.

Khi được hỏi tại sao các giáo viên phải nỗ lực hoàn thành những hoạt động này với trẻ mỗi ngày như vậy thì được trả lời rằng họ không thể làm gì để thay đổi điều này. Yêu cầu công việc của họ đối với trẻ ở lứa tuổi tiền lớp 1 là đánh giá, đánh giá và đánh giá. Hàng tháng, hàng quý, họ không chỉ phải báo cáo cấp trường về những đánh giá về khả năng học tập của trẻ mà còn cấp quận, cấp bang rồi cấp liên bang.

Còn với những đứa trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1, khi được nhóm nhiên cứu hỏi về những gì mà chúng đang được học, câu trả lời khiến nhiều người lớn trong số chúng ta phải giật mình.

Điều đầu tiên mà chúng được dạy và học được đó là tuân theo những nguyên tắc cứng nhắc. Bài học tiếp theo đó là học để tạo nền tảng cho việc học những lớp cao hơn và cuối cùng là tìm được một công việc trong tương lai.

Hầu hết trẻ tham gia phỏng vấn đều than vãn rằng chúng phải học quá nhiều mà không có thời gian để chơi. Điều chúng muốn là có nhiều thời gian hơn nữa để chơi những trò chơi mà chúng thích.

Không chỉ học ở trường mà đa số phụ huynh còn bắt trẻ học viết, học đọc ở nhà để chuẩn bị bước vào lớp 1 (Ảnh minh họa).

Người lớn thường có suy nghĩ trẻ cần phải tập làm quen dần với việc học những kiến thức sách vở ngay từ khi còn học mẫu giáo như học đọc, học viết, làm toán... để có được hiểu biết cơ bản trước khi bước vào lớp 1.

Thế nhưng không ai biết rằng, những sự chuẩn bị này không mang lại hiệu quả mà còn phản tác dụng. Việc quá tập trung và coi trọng những nguyên tắc này sẽ làm trẻ mất đi sự tự tin của bản thân, đồng thời làm giảm đi sự hiếu kỳ và khả năng tự tạo động lực cho chính mình ở trẻ. Tất cả những điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập của trẻ ở trường học và trong cuộc sống sau này.

Không phải ngẫu nhiên mà từ trước tới nay ở hầu hết các quốc gia, trẻ chỉ bước vào lớp 1 khi đã đủ 6 tuổi. Đó là bởi trước ngưỡng tuổi này, trẻ cần phải được chơi thật nhiều. Việc chơi không đơn thuần chỉ mang tính chất giải trí mà còn mang tính chất khám phá, học tập.

Theo kết quả của nghiên cứu trên, việc tham gia vào các hoạt động chơi đùa sẽ giúp trẻ phát triển được các kiến thức về toán học, văn học, khoa học một cách tự nhiên mà không phải nhồi nhét, bên cạnh đó sẽ giúp trẻ tăng cường được các kỹ năng xã hội và phát triển cảm xúc. Hơn thế, những giờ ra chơi sẽ giúp trẻ tập trung hơn vào các bài học trong lớp.

Hầu hết trẻ em tuổi tiền tiểu học tham gia phỏng vấn đều than vãn rằng các em phải học quá nhiều, không có thời gian chơi (Ảnh minh họa).

Cho trẻ nhiều hơn những cơ hội để tham gia vào các hoạt động mang tính thực hành sẽ giúp trẻ tiếp cận được với các thông tin mới, đồng thời đối chiếu và so sánh những gì chúng được học trên lớp với thực tế. Ngoài ra, những khoảng thời gian chơi đùa sẽ tạo điều kiện để trẻ có thể tương tác nhiều hơn với bạn bè, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp xã hội và tự giải quyết vấn đề ở trẻ. Hơn hết, những hoạt động này còn giúp trẻ hiểu và nhận biết được những thay đổi của cảm xúc trong và ngoài môi trường giáo dục.

+ Xem thêm:

CHO BÉ HỌC CHỮ QUÁ SỚM SẼ TỔN HẠI NÃO

MỖI NĂM ĐẾN HÈ LÀ CON...HỌC HÈ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: