Chế Độ Thai Sản Các Nước Trên Thế Giới Khiến Mẹ Việt Ao Ước

  5444

Mỗi quốc gia lại có những quy định, chế độ khác nhau và không ít nơi sẽ khiến bạn ngạc nhiên cũng như ao ước đấy. Các mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Chế độ nghỉ thai sản là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các mẹ bầu đang làm việc tại các công ty, cơ quan, xí nghiệp. Theo đó, thời gian nghỉ thai sản tối thiểu là 14 tuần theo Công ước Bảo vệ Thai sản của Tổ chức Lao động Quốc tế. 


Tuy vậy, mỗi quốc gia lại có những quy định, chế độ khác nhau và không ít nơi sẽ khiến bạn ngạc nhiên cũng như ao ước đấy. Các mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay mẹ bầu được nghỉ thai sản trong 6 tháng. Trong thời gian nghỉ thai sản bảo hiểm xã hội sẽ chi trả 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc... Khi mẹ bầu đi sinh, bảo hiểm y tế cũng sẽ chi trả 80% chi phí sinh nở nếu lao động nữ đã đóng bảo hiểm hợp lệ.

Chế độ thai sản là quyền quốc tế của các bà mẹ.

Riêng đối với trường hợp đa thai, từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Và thời gian trước khi sinh không được nghỉ quá 2 tháng.

Nhật Bản

Tại Nhật Bản, tỷ lệ trẻ sinh ra khá thấp do đó chính sách hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho các mẹ bầu rất cao để thúc đẩy tỷ lệ sinh nở của đất nước này. Theo đó, mẹ bầu có thể nghỉ sinh 14 tuần được hưởng 60% lương và cả bố lẫn mẹ có thể nghỉ tổng cộng 1 năm không lương để chăm sóc trẻ.

Malaysia

Ở đất nước này sản phụ không được quan tâm chăm sóc lắm. Đây là một trong khoảng 30 quốc gia không tuân theo Công ước Bảo vệ Thai sản của Tổ chức Lao động Quốc tế. Sản phụ Malaysia chỉ được nghỉ 60 ngày hưởng nguyên lương mà thôi.

Australia

Các bà mẹ Australia được nghỉ thai sản là 18 tuần. Theo đó, mẹ cũng được hưởng mức lương tối thiểu bằng với thời gian nghỉ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nghỉ 52 tuần nếu không hưởng lương.

Brazil

Mặc dù tại Brazil sản phụ chỉ được nghỉ thai sản 4 tháng hưởng lương. Thế nhưng trẻ con tại đất nước này sẽ được nhà nước hỗ trợ giữ trẻ cho đến khi bé được 6 tuổi.

Canada

Canada là quốc gia có nhiều bang, do đó chúng cũng có sự khác nhau một chút về chế độ thai sản ở mỗi bang. Một số bang mẹ bầu sẽ chỉ được nghỉ 15 tuần và hưởng 55% lương, nhưng mức lương hạn định tối đa là 485 đôla/tuần. Một số bang khác thì mẹ được nghỉ đến 35 tuần và nhận 100% mức lương của mình. Mẹ cũng có thể chia sẻ với bố về quyền nghỉ này.

Cuba

Cuba chăm lo khá tốt cho sản phụ. Thường mẹ có thể nghỉ 18 tuần và hưởng trọn lương. Ngoài ra hai bố mẹ có thể nghỉ đến 40 tuần để chăm sóc con mà vẫn nhận được 60% lương. Hơn nữa, việc chăm sóc con cái được quốc gia này đưa vào luật và bắt buộc cả đàn ông lẫn phụ nữ đều phải chia sẻ với nhau, kể cả công việc nội trợ.

Nga

Sản phụ Nga sẽ bị bắt buộc nghỉ trước thai sản 70 ngày và sau khi sinh 70 ngày, đồng thời hưởng 100% lương. Ngoài ra, những người chăm sóc trẻ trong gia đình như ông bà… đều được hưởng trợ cấp chăm sóc trẻ cho đến khi trẻ lên 3 tuổi.

Thuỵ Điển

Kể đến Thụy Điển bạn sẽ phải ganh tỵ với những sản phụ ở đây. Các bà mẹ Thụy Điển được nghỉ hẳn 480 ngày và hưởng 80% lương. Hơn nữa, quyền này mẹ có thể chia sẻ với cả bố để có thời gian ở nhà chăm sóc cho mẹ và bé đấy.

Nam Phi

Tại đây phụ nữ được nghỉ 4 tháng cho kỳ sinh nở và nhận 60% thu nhập. Đồng thời, luật cấm cho chị em trở lại làm việc sau khi sinh ít nhất 6 tuần. Quyền lợi và hỗ trợ cho các mẹ tại Nam Phi được biết là tốt hơn rất nhiều so với các quốc gia châu Phi khác.

 
Tại một số quốc gia bố cũng được nghỉ thai sản để chăm sóc cho hai mẹ con.

Pháp

Chế độ thai sản của nước Pháp là điều nhiều bà mẹ ở các quốc gia khác phải ước ao. Nếu một bà mẹ Pháp sinh hai đứa con đầu thì sẽ được nghỉ 16 tuần và hưởng nguyên lương. Nếu bà mẹ Pháp sinh đứa con thứ ba trở đi thì sẽ được nghỉ lên đến 26 tuần. Đồng thời, nếu muốn mẹ có thể nghỉ không lương đến 3 năm để chăm sóc con nhỏ và nhận được trợ cấp chăm sóc trẻ trong thời gian này.

+ Xem thêm:

Chế Độ Thai Sản 2017 Cần Những Thủ Tục Gì?

MỨC TĂNG TRỢ CẤP THAI SẢN TỪ 1.7.2017 CÁC MẸ BẦU CẦN BIẾT


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: