Xử Lý Thế Nào Khi Con Bị Biến Chứng Sau Tiêm Vacxin

  16631

Một số thông tin sau sẽ giúp các ông bố bà mẹ có quyết định đúng đắn và xử lý thích hợp khi con bị biến chứng sau tiêm phòng.

Thông tin về các trẻ bị biến chứng sau tiêm vắc xin khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và e ngại đưa con đi tiêm phòng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên do khiến trẻ mắc bệnh, cụ thể là bệnh sởi trong năm vừa qua. Vậy cần xử trí như thế nào khi trẻ bị biến chứng sau tiêm vắc xin?

Trong thời gian gần đây, nhiều trường hợp trẻ sau khi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đột tử hoặc mắc phải những di chứng khác nhau, dù được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hoặc tiêm chủng tự nguyện, khiến các bậc phu huynh lo lắng, bất an trước việc nên cho con tiêm hay không.

Thực tế, vắc xin có thể gây ra một số tác dụng phụ, còn gọi là những phản ứng phụ sau tiêm chủng. Những phản ứng này thường nhẹ như sưng, đỏ đau tại chỗ hoặc sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn, mệt, nổi ban. Một số thông tin sau sẽ giúp các ông bố bà mẹ có quyết định đúng đắn và xử lý thích hợp khi con bị biến chứng sau tiêm phòng.

Xử trí khi bé bị sưng đỏ sau tiêm phòng vắc xin

Một số trẻ do cơ địa nhạy cảm quá mức khiến xuất hiện tại vị trí mới tiêm xong da sưng đỏ kéo dài và nổi cục cứng. Tình trạng này có thể kéo dài từ 6-8 tiếng. Khi con gặp hiện tượng này, bạn không cần phải lo lắng.

Bạn cần chườm lạnh cho bé để mau chóng giảm đau. Sau 24 giờ tiếp theo, bạn có thể chườm nóng để vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.

Một số người truyền tai nhau xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm như vậy có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Với trường hợp trẻ bị sưng to, xuất hiện hạch sưng kéo dài nhiều tuần thì bạn nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Xử trí khi bé có dấu hiệu sốt nhẹ 

Với trường hợp trẻ sốt nhẹ trên 38-38,5 độ C thì bạn cần thực hiện các thao tác như sau:

- Cho trẻ mặc quần áo thoáng, mát. Nếu thời tiết lạnh, vẫn nên bỏ bớt đồ, phòng ngủ giữ ấm là được.

- Dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ.

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế ( trong trường hợp này thường dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ với  liều dùng 15mg/kg, cách 4 - 6 giờ 1 lần, tối đa là 4 liều trong 24 giờ).

- Tuyệt đối tránh sử dụng thuốc hạ sốt có chứa aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần là axit salicylic bởi tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể kết hợp với thành phần của vắc xin dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng khác.

- Kết hợp chườm lạnh tại vị trí tiêm cho trẻ. Mẹ vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường. Lưu ý tránh chạm vào chỗ tiêm khi bế hoặc ôm trẻ.

- Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, trên 39 độ C, bỏ bú liên tục từ 1-2 ngày đi kèm với biểu hiện quấy khóc nhiều, da tím tái, co giật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

- Tuyệt đối bồng bế trẻ tránh chỗ tiêm.

Bé sốt cao hơn 40 độ C, bố mẹ cần xử trí như thế nào?

Nếu bé sốt cao trong vòng 24 tiếng thì mẹ cần cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt. Phần lớn các hiện tượng sốt như vậy là lành tính cho thấy cơ thể của trẻ đang phản ứng và thích nghi với thuốc tiêm chủng.

Một số trường hợp trẻ sốt cao có dấu hiệu co giật có liên quan đến cơ địa thể chất ở từng trẻ, bố mẹ cần bình tĩnh để có xử lý đúng mức. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn thì cần đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Sau khi tiêm xong nếu trẻ có biểu hiện quấy khóc, bồn chồn cần xử trí như thế nào?

Sau khi được y bác sĩ tiêm xong, mẹ nên để trẻ ở lại cơ sở y tế từ 15-30 phút để trẻ có thời gian nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi sớm các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ chỉ có biểu hiện quấy khóc, bồn chồn không yên thì tiếp tục theo dõi sau 12 giờ sau tiêm chủng, vì đây là dấu hiệu bình thường.

Trường hợp trẻ có biểu hiện quấy khóc liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ, trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng, trẻ vẫn có thể có biểu hiện quấy khóc, tuy rằng hiện tượng này chỉ chiếm khoảng 10%. Với trường hợp này, gia đình cần theo dõi, chú ý đến khả năng ăn uống của bé có bị giảm sút hay không, ở mức độ nào. Các hoạt động vui chơi có vì hiện tượng quấy khóc mà giảm đi không.

Nếu bé quấy khóc liên tục, không ngủ, cơ thể mệt mỏi, da khô vì mất nước thì cần đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.

Da của trẻ bị mẩn ngứa kéo dài sau khi tiêm phòng 

Nguyên nhân của hiện tượng này là trong một số loại vắc xin có chứa chất neomycin và polymicin gây kích thích mẩn ngứa cho trẻ. Với những trường hợp thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi tích cực hoặc có thể kê thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần hết sức thận trọng đối với trẻ có tiền sử da nhạy cảm.

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi trẻ bị những phản ứng nặng hơn

- Các phản ứng sau tiêm trở nên trầm trọng hơn hoặc kéo dài 1-2 ngày.

- Vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch tồn tại hơn 6 tuần.

- Trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, da tím tái, lơ mơ, co giật, liệt, hôn mê…

+ Xem thêm:

HƯỚNG DẪN MẸ THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC CON SAU KHI TIÊM CHỦNG

5 LỖI SAI "CHẾT NGƯỜI" VỀ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM


Nguồn bài viết: tổng hợp
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: