Xài Phấn Rôm Cho Bé Gái Dễ Gây Ung Thư Buồng trứng

  20331

Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái

Bé gái sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng, lớn hơn gấp 4 lần so với những trẻ bình thường... 

Các chuyên gia kiểm soát chất độc của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra lời cảnh báo về những hiểm họa ít người biết đến của loại phấn vốn rất được tin dùng này. Bé gái sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng, lớn hơn gấp 4 lần so với những trẻ bình thường. Theo thống kê, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm thì có 1 bé lớn lên sẽ bị u ác tính ở buồng trứng.

Phấn rôm tác động đến phổi.

Được biết, phấn rôm bao gồm nhiều công thức hóa học khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc. Đây là một khoáng chất khai thác từ mỏ, có thành phần cấu tạo chủ yếu là silicate magnesium ngậm nước, điều chế thành dạng bột phấn. Bột talc được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp để làm thức ăn cho vật nuôi, dây cáp, gạch men…

Khi trẻ hít quá nhiều bột phấn rôm sẽ gây ra tình trạng nghẽn đường thở, gây viêm và sưng phổi. Với kích thước rất nhỏ, các hạt bột phấn sẽ len lỏi vào tận phế nang của trẻ, hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn toàn nên tác động của phấn rôm sẽ nhanh chóng loại bỏ khả năng bảo vệ của khí quản.

Không nên dùng phấn rôm cho bé gái.

Đối với các bé gái, việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng, lớn hơn gấp 4 lần so với những trẻ bình thường. Theo thống kê, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm thì có 1 bé lớn lên sẽ bị u ác tính ở buồng trứng.

Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài, do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng… Do đó, khi bạn thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới, hạt phấn sẽ xâm nhập cơ thể và nhiễm vào đường âm đạo.


Không nên dùng phấn rôm cho bé gái (Ảnh minh hoạ)

Hiện nay, các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động của phấn rôm gây ung thư buồng trứng, nhưng họ vẫn lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ nên thận trọng, tốt nhất là không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của trẻ.

Để phấn rôm xa tầm tay trẻ em

Phấn rôm (hay phấn thơm) vốn được các bậc phụ huynh sử dụng sau khi tắm cho trẻ xong, với mong muốn tránh rôm sảy, mẩn ngứa do tã lót. Nhưng các chuyên gia kiểm soát chất độc của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra lời cảnh báo về những hiểm họa ít người biết đến của loại phấn vốn rất được tin dùng này.

Ở tình trạng bình thường, chỉ để bôi ngoài da thì phấn rôm không gây tác động xấu tới sức khỏe của trẻ, nhưng nếu trẻ hít phải phấn rôm thì có thể gây ra tình trạng thiếu ô-xy do tắc đường dẫn khí, cản trở hoạt động hô hấp. Tác động đến phổi và đường hô hấp sẽ gây ảnh hưởng lâu dài. Đặc biệt, đối với các bé gái, không nên thoa phấn rôm vào nửa thân phía dưới: như mặt trong đùi, vùng quanh âm hộ, bụng dưới…

Việc sử dụng phấn rôm không đúng cách sẽ gây những hậu quả khôn lường, bởi chỉ cần một lượng rất nhỏ xâm nhập cơ thể thì nó cũng có thể phá hoại chức năng của khí quản và phổi. Đặc biệt, hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị nào có thể trị khỏi căn bệnh này.

Các bà mẹ không nên để trẻ nghịch phấn rôm, để xa tầm với của trẻ để tránh trường hợp bé đưa hộp lên miệng ngậm, hoặc hít phải hạt phấn…

Trong trường hợp dùng phấn rôm, cha mẹ nên nhẹ nhàng đổ một lượng nhỏ ra lòng bàn tay và xoa từ từ lên vùng da bị rôm sẩy của bé, không lắc và xoa mạnh. Sau khi sử dụng phải đậy nắp cẩn thận, cất trên cao và tuyệt đối không để trẻ chơi với hộp phấn rôm.


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: