Tôi vẫn còn nhớ về kỷ niệm cách đây 2 năm, nhân một buổi tôi qua nhà bạn chơi và tụ tập ở lại qua đêm. Con trai bạn, một cháu bé người Việt đang học lớp 2 bậc tiểu học tại Nhật, sáng ra ăn phần ăn sáng mẹ chuẩn bị sẵn, tự soạn quần áo, đồ dùng học tập rồi lặng lẽ tự đi bộ đi học một mình trước sự bình thản của mẹ cháu và sự sửng sốt của tôi. Vốn chưa quen và chưa có hiểu biết về việc trẻ em tiểu học đã phải tự lập đi học, tôi còn không hết ngạc nhiên khi mẹ cháu cười thông báo: “Trường của cháu chỉ cần đi bộ sang bên kia cầu mà, trường yêu cầu vậy và cháu tự đi học từ hồi lớp một”.
“Sang bên kia cầu” - câu nói sét đánh càng khiến tôi há hốc miệng bởi đó là nơi người xe nườm nượp, ô tô xe tải chạy rầm rập tối ngày. “Chị không lo tí nào sao?”, tôi hỏi.
“Không sao cả, rất an toàn em ạ” - chị bạn tôi cho biết. Đó cũng là lần đầu tiên tôi có thêm hiểu biết mới về giáo dục tại Nhật: Sau khi tốt nghiệp mẫu giáo, đứa trẻ bắt đầu được làm quen ngay với sự tự lập khi bước những bước chân đầu đời đi học chính thức, ở độ tuổi lên 6.
Trẻ em Nhật khi đăng ký vào các trường tiểu học sẽ được phân tới học theo tuyến để đảm bảo khoảng cách từ nhà tới trường đủ để các cháu có thể tự đi được.
Tự đi học là chuyện BẮT BUỘC
Truyền thông quốc tế hay Việt Nam thường xuyên nhắc tới Nhật Bản như một tấm gương vềgiáo dục sự tự lập cho trẻ kiểu mẫu. Người ta vẫn tin rằng bố mẹ Nhật để con tới trường một mình, nhưng trên thực tế, việc làm quen với chuyện đi học trên đôi chân của chính mình được trẻ bắt đầu từ rất sớm và là chuyện BẮT BUỘC ở hầu hết các trường tiểu học.
Dĩ nhiên, việc thả đứa con thơ ra đường khi còn rất nhỏ cũng chưa bao giờ là điều dễ chịu với các vị phụ huynh và ai cũng cần thời gian để làm quen và chuẩn bị cả về vật chất lẫn tâm lý. Những liên tưởng không tốt về các hiểm họa ngoài kia có thể đe dọa đứa con của mình khiến không phải bậc cha mẹ Nhật Bản nào cũng yên tâm. Đó cũng là khi nhà trường và toàn xã hội vào cuộc để đảm bảo những cơ sở yên tâm nhất cho trẻ có thể tự tới trường an toàn.
Trẻ em Nhật khi đăng ký vào các trường tiểu học sẽ được phân tới học theo tuyến để đảm bảo khoảng cách từ nhà tới trường đủ để các cháu có thể tự đi được. Mỗi ngày, các em sẽ tự đi học và trở về nhà theo tuyến đường được quy định sẵn và được khuyến khích không đi lạc sang các tuyến đường khác. Trẻ được hướng dẫn rất cụ thể các quy tắc: không đi chơi la cà trên đường đi học về, nếu đi chơi sau giờ học phải xin phép phụ huynh và chỉ được đi chơi sau khi đã cởi áo và cặp sách, các cô giáo sau mỗi giờ học sẽ đi kiểm tra các khu vực để đảm bảo không còn học sinh nào sót lại trường.
Trẻ được hướng dẫn rất cụ thể các quy tắc: không đi chơi la cà trên đường đi học về, nếu đi chơi sau giờ học phải xin phép phụ huynh và chỉ được đi chơi sau khi đã cởi áo và cặp sách.
Nhiều trường học còn hạn chế việc học sinh quay lại trường nếu để quên đồ, hoặc nếu khi những ngày đầu chưa quen, nếu học sinh để quên đồ đạc khi đi học, phụ huynh có thể được thông cảm khi tự mình mang tới trường cho con. Điều này khiến trẻ và gia đình được xác lập tư duy phải rất cố gắng để duy trì sự quy củ của những ngày mới nhập học: sắp xếp thật đầy đủ đồ đạc cá nhân và có trách nhiệm với giờ giấc của mình.
Trước khi nhập học, các phụ huynh Nhật vẫn thường đi bộ cùng con trên tuyến đường con đi học mỗi ngày để lường trước các tình huống có thể xảy ra với các bé. Bố mẹ Nhật cũng sẽ chủ động hướng dẫn con đi đúng lề đường của người đi bộ, cách qua đường, chờ đèn giao thông, hướng dẫn bé làm quen với những hàng quán và hàng xóm trên đường để tuyến đường đi học trở nên thân thiện với các bé.
T
hiết bị định vị GPS gắn liền với cặp sách của trẻ để cấp báo khi có chuyện xảy ra trên đường trẻ đi học.
Để phụ huynh yên tâm hơn, trên thị trường cũng có rất nhiều thiết bị định vị GPS hay điện thoại cấp báo gắn liền với cặp sách của trẻ. Nhiều trường học cũng trang bị cửa cảm ứng điện từ, trẻ em sau khi ra vào trường chỉ việc chạm tay vào cửa cảm ứng, những email tự động sẽ được gửi tới cho cha mẹ các em để họ nắm được giờ đi về của con em mình.
Trẻ em vui vẻ tự tới trường
Việc đi bộ tới trường của một em bé tiểu học Nhật có thể mất tới 1 tiếng mỗi lượt đi, nhưng thực tế việc đi học một mình đối với trẻ em Nhật hoàn toàn không phải việc cực nhọc, đau khổ gì, trái lại, đó là niềm vui của hầu hết lũ trẻ. Được đi bộ tung tăng trên đường, ngắm nghía đường phố, nghe tiếng chim ca, vẫy chào người xung quanh và làm quen với vô số bạn bè mới để cùng ríu ran tới trường là điều khiến trẻ thêm vui vẻ đi học mỗi ngày.
Việc đi học một mình đối với trẻ em Nhật hoàn toàn không phải việc cực nhọc, đau khổ gì, trái lại, đó là niềm vui của hầu hết lũ trẻ.
Lũ trẻ cũng có sự tự hào khi mình đã thực sự “trưởng thành”, không còn là những em bé mẫu giáo và đã có tự do nhất định. Trẻ cũng được yêu cầu tự mang hết đồ đạc của mình dù nhiều và nặng hay không (thực tế điều này các bé đã quen thuộc từ khi còn học mẫu giáo) và coi đó là việc hết sức tự nhiên và bình thường. Ngắm nhìn các bé còn rất nhỏ, dù nắng cháy hay mưa rào, tuyết dày tới mấy vẫn cần mẫn tự mình đi học mới thấy, trẻ em Nhật ngay từ bé đã đượcrèn luyện sức khỏe và sức chịu đựng thực sự đáng phục.
Tôi có một người bạn sống ở Shyukoku. Hàng ngày khi con tan học, thi thoảng chị tiện đường đợi con đi bộ đi học về chung. Mẹ dắt xe đạp, con đi bộ, cứ thế vừa đi vừa nói chuyện rôm rả. Cháu đeo theo chiếc cặp khá nặng đựng đồ đạc và sách vở, nhưng khi được mẹ đề nghị cất cặp lên giỏ xe cho đỡ mệt thì cháu từ chối ngay.
Gần chỗ hai mẹ con cháu ở, có một gia đình người Việt khác, cháu bé có chút vấn đề ở xương đùi, phát triển chậm hơn các bạn nhỏ khác, nhưng vẫn đi bộ đều đặn hai lần mỗi ngày tới trường. Có hôm trời mưa, đồ đạc nhiều, người mẹ thương con quá, quyết lái xe đưa con tới gần trường rồi để con đi bộ vào, nhưng chỉ được một hôm, tới hôm sau em bé chủ động từ chối mẹ. Bé muốn được đi bộ bình thường như bao người bạn khác, việc làm khác đi được coi như không chính trực, trung thực và em bé cương quyết chối từ chuyện đó.
+ Xem thêm:
VÌ SAO TRẺ EM NHẬT BẢN TỰ LẬP RẤT CAO