Theo khảo sát, 40% trẻ mắc bệnh cúm đều không có vấn đề gì với sức khỏe trước đó. Hậu quả là khoảng 90% ca trẻ bị tử vong hầu hết là do không được tiêm chủng ngừa cúm
Hơn một nửa số mẹ được khảo sát đều nghi ngờ về hiệu quả thực sự của vắc xin cảm cúm. Nuôi Dạy COn Thông Minh cung cấp cho mẹ sự thật về loại vắc xin này nhé!
Đúng rằng với những trẻ mắc bệnh hen suyễn hay có tiền sử về những bệnh liên quan đến mũi, họng hay phổi thường có nguy cơ mắc cúm cao hơn trẻ bình thường.
Tuy nhiên, theo khảo sát, 40% trẻ mắc bệnh cúm đều không có vấn đề gì với sức khỏe trước đó. Hậu quả là khoảng 90% ca trẻ bị tử vong hầu hết là do không được tiêm chủng ngừa cúm theo khuyến cáo. Thật bi kịch bởi các bậc cha mẹ này đã không thể bảo vệ con trước căn bệnh có thể phòng ngừa.
1/ Nỗi sợ vì con tiêm phòng quá nhiều
Mẹ sợ con không thể chịu nổi nếu tiêm phòng quá nhiều
Hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra quan ngại vì sức khỏe của con trẻ khi bị tiêm phòng quá nhiều. Tuy nhiên, mẹ có biết trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ cao mắc các chứng liên quan đến cúm từ nhẹ đến nặng như viêm phổi, mất nước và bắt buộc phải nhập viện. Trung bình 20.000 trẻ em từ 5 tuổi trở xuống phải nhập viện vì bệnh cúm mỗi năm. Hầu hết các trường hợp đều biến chuyển từ nhẹ đến xấu hoặc rất xấu, đơn giản vì hệ miễn dịch của bé không đủ mạnh để chống lại vi rút cúm “hung hãn”. Đó là lý do vì sao bé 8 hoặc dưới 8 tuổi cẩn được tiêm đủ 2 liều, liều đầu cách liều sau 28 ngày. Liều đầu để làm quen với hệ miễn dịch của bé, liều 2 vắc xin bắt đầu tính năng bảo vệ.
2/ Lo lắng vì con vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm
Vắc xin thực chất là theo nguyên tắc “lấy độc trị độc”, tiêm vi rút vào cơ thể để khuyến khích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh về sau. Vì vậy, mẹ có quyền lo lắng liệu khi tiêm xong, bé con dễ dàng bị cúm ngay sau đó. Tuy nhiên, lượng vi rút này hoàn toàn không đủ khả năng để gây bệnh. Sau khi tiêm, bé có thể bị sổ mũi, đau họng hoặc mệt mỏi, nhưng đây chỉ là một vài tác dụng phụ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, và mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về điều này. Nếu thực sự bé bị mắc cúm, điều này có nghĩa vi rút đã xâm nhập vào cơ thể con bạn trước khi bé được tiêm phòng.
3/ Lo sợ con bị dị dứng với vắc xin
Dị ứng trứng gà là một trong những dị ứng thức ăn khá phổ biến. Tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Biểu hiện của dị ứng khi ăn trứng gà rất đa dạng như ngứa, sưng môi – lưỡi đến nặng hơn như khó thở, thậm chí ngất. Tiền sử dị ứng trứng rất được quan tâm trong chỉ định tiêm chủng đối với một số loại vắc xin mà quá trình sản xuất có liên quan đến trứng như vắc xin ngừa cúm, ngừa sởi – quai bị – rubella, ngừa bệnh sốt vàng. Nếu bé bị dị ứng với trứng, mẹ cần thông báo đầy đủ tình trạng dị ứng của bé cho bác sĩ trước khi chỉ định tiêm chủng. Nếu được chỉ định tiêm chủng, mẹ phải tuân thủ quy định ở lại phòng tiêm 30 phút và theo dõi sát sức khỏe của bé trong ít nhất 24 giờ sau khi tiêm.
+ Xem thêm:
THÔNG TIN TỪ A ĐẾN Z VỀ VIỆC TIÊM VACCINE CHO TRẺ
LỊCH TIÊM PHÒNG CHO TRẺ EM CÁC BỐ MẸ CẦN BIẾT