Tuyệt Chiêu Luyện Bé Ngủ Xuyên Đêm Chỉ Trong 7 Ngày

  19154

Luyện bé tự ngủ ngay từ giai đoạn sơ sinh không chỉ giúp mẹ nhàn hơn mà còn hình thành thói quen tự lập cho trẻ từ nhỏ.

Từ những việc nhỏ như bữa ăn, giấc ngủ, mẹ cũng nên giáo dục con ngay từ những ngày đầu tiên chào đời để rèn luyện những thói quen tốt cho con. 

Luyện bé tự ngủ ngay từ giai đoạn sơ sinh không chỉ giúp mẹ nhàn hơn mà còn hình thành thói quen tự lập cho trẻ từ nhỏ.



Ngày 1

Trẻ sơ sinh thường lẫn lộn ngày và đêm, giấc ngủ trưa của chúng kéo dài đến buổi chiều và thức dậy trước khi đến giờ ngủ tối. Các nghiên cứu mới nhất đã cho rằng trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa ngày và đêm. Chỉ cần người lớn cung cấp các tín hiệu để trẻ phân biệt điều này.

Để rèn bé ngủ ngoan, bạn nên đánh thức bé dậy khi một ngày mới bắt đầu giống như người lớn. Kéo rèm cửa sổ, bật nhạc... sẽ giúp bạn đánh thức bé một cách dễ dàng. Ánh sáng tự nhiên là cách hiệu quả để bé hình thành nhịp sinh học giống như người lớn. Nếu bé bị đánh thức giữa giấc ngủ ngắn bởi ánh sáng ban ngày, đó là tín hiệu thông báo cho bé thấy đây là thời gian ban ngày.

Trái lại, vào thời gian ban đêm, bạn cần để trẻ trong bóng tối và giữ yên lặng tuyệt đối, kể cả khi thay tã cho trẻ. Như vậy, trẻ có thức dậy giữa chừng sẽ đi ngủ trở lại.

Để rèn thói quen ngủ cho trẻ, bạn hãy hình thành thói quen cho trẻ bằng việc thay đồ ngủ cho bé và đặt bé vào cũi riêng, tắt hết đèn, giữ phòng yên tĩnh. Sau đó, bạn có thể đọc cho trẻ một câu chuyện hay hát một vài câu, dần dần bé sẽ tự chìm vào giấc ngủ.

Ngày 2

Nếu con bạn vẫn bú đêm, bạn vẫn cần phải cho bé phân biệt đâu là ngày, đâu là đêm. Bằng việc cho bé bú trong yên tĩnh, ánh đèn tối. Còn khi cho bé bú ban ngày, kể cả bé có lơ mơ ngủ, bạn cũng cần đánh thức trẻ như cù chân bé, hát một bài hát hay bật nhạc, từ đó bé sẽ ý thức được ngày và đêm.

Ngoài ra, bạn có thể bật tiếng ồn trắng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

Ngày 3

Sau hai ngày cho bé phân biệt ngày và đêm, bắt đầu hình thành một số thói quen tốt, bạn bắt đầu đặt bé xuống cũi khi bé vẫn còn tỉnh táo. Đó là điều cực kỳ quan trọng trong việc luyện bé tự ngủ. Nếu trước giờ ngủ, bé đã ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ, hãy cố gắng đánh thức bé và đảm bảo rằng khi bé được đặt vào cũi, bé hoàn toàn tỉnh táo.

Tất nhiên, ban đầu bé sẽ khóc khi bị đặt xuống cũi nằm một mình. Bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và lên "tinh thần thép" để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy nghĩ rằng khi bé ngủ ngoan, bạn sẽ ngủ ngon và cả hai sẽ khỏe mạnh, thoải mái hơn.

Thường với trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi, trẻ sẽ chỉ khóc khoảng 15 - 20 phút, trẻ từ 5-6 tháng tuổi có thể khóc lâu hơn khi bạn thay đổi các thói quen ngủ của trẻ. Nếu bé vẫn gào khóc những phút tiếp theo, bạn có thể trấn an bé bằng cách vỗ về, trò chuyện với trẻ. Tuy nhiên, tuyệt đối không bật đèn, không bế trẻ ra khỏi cũi. Có thể cho trẻ một chiếc núm vú giả để xoa dịu cơn khóc. Sẽ đến lúc trẻ tự ngủ thiếp đi, song chắc chắn, trong đêm đầu tiên phải ngủ một mình, trẻ sẽ tiếp tục khóc khi tỉnh dậy giữa đêm.

Ngày 4

Đêm đầu tiên khi luyện bé ngủ riêng bao giờ cũng là một chặng đường rất dài với các bố mẹ. Song đến đêm thứ hai, mọi thứ sẽ được cải thiện. Mỗi khi bé khóc, hãy kéo dài thời gian hơn một chút trước khi phản ứng. Điều đó sẽ giúp bé dần dần "cai" được việc quấy khóc khi tự ngủ. Đổi lại, nếu vì quá xót con mà bạn nhanh chóng bế bé lên hay lại gần bé ngay lập tức, tối mai bé sẽ khóc nhiều hơn.

Ngày 5

Hầu hết các bé sẽ quen với việc ngủ riêng sau 3 - 5 ngày. Nếu con bạn vẫn tiếp tục gào khóc, bạn cần kéo dài thêm thời gian phản ứng trước tiếng khóc của trẻ. Trong trường hợp đủ cứng rắn, bạn nên để mặc bé và chỉ theo dõi qua khe cửa hay camera, đảm bảo bé không nhìn thấy bạn.

Các vấn đề còn tồn tại trong ngày thứ 5 là việc ăn đêm. Nên nhớ hãy cho bé bú trong không gian yên tĩnh nhất và thời gian ngắn nhất. Giải quyết tất cả các nhu cầu ăn, vệ sinh của bé trong yên lặng tuyệt đối và tối nhất có thể. Đồng thời kéo dài thời gian giữa các cữ bú đêm để tiến tới cắt bỏ hoàn toàn việc ăn đêm của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra trẻ sơ sinh ăn đêm sẽ đi tiểu nhiều và làm ướt tã, điều đó dễ làm ngắt quãng giấc ngủ của trẻ.

Ngày 6

Cứ tiếp tục mặc đủ ấm cho bé và đặt vào cũi riêng khi bé còn tỉnh táo để bé tự ngủ. Nếu lo lắng, thỉnh thoảng hãy dậy kiểm tra bé trong yên tĩnh và đừng để bé nhìn thấy. Sang đến ngày thứ 6, chắc chắn những tiếng khóc đã bớt đi và bạn không còn phải lo lắng quá nhiều nữa. Bạn cũng cần nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc để đủ sức khỏe chăm sóc bé suốt cả ngày rồi.

Ngày 7

Tất nhiên, sẽ có những sự cố nho nhỏ xảy ra trong quá trình luyện bé tự ngủ xuyên đêm, chẳng hạn như bé ốm, nhà có khách, những âm thanh lạ từ bên ngoài... Song trừ khi bé bị ốm quá nặng, còn không hãy duy trì thói quen mà bạn đã tập cho trẻ trong suốt 6 ngày qua. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng quan trọng như việc ăn uống, vệ sinh của trẻ vậy. Hình thành thói quen ngủ riêng cho trẻ từ nhỏ là bạn đã thành công bước đầu trong việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ khi mới lọt lòng.

+ Xem thêm:

5 THỨC UỐNG BỔ DƯỠNG GIÚP BÉ NGỦ NGON TRONG MÙA ĐÔNG

MÁCH MẸ THỰC PHẨM GIÚP BÉ NGỦ NGON


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: