Bất cứ chấn thương nào ở vùng đầu, dù nhẹ hay nặng đều rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.
Chấn động não là chấn động cản trở hoạt động bình thường của bộ não em bé. Bộ não con người bao gồm các mô mềm và dịch tủy sống. Tất cả các thành phần của não bộ được bảo vệ trong hộp sọ cứng. Khi em bé của bạn bị chấn thương ở đầu do ngã, do tai nạn hay lý do nào khác, các mạch máu và các dây thần kinh của não bị vỡ và dẫn đến chấn động não.
Nguyên nhân gây chấn động não
Chấn động não có thể do những nguyên nhân phổ biến sau:
- Bị thương trong khi chơi thể thao
- Tai nạn xe
- Đầu trẻ đâm vào vật rất cứng
- Bị ngã
- ...
Triệu chứng chấn động não
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Khóc liên hồi
- Giấc ngủ gián đoạn
- Không hứng thú với ăn uống
- Khó chịu và cáu kỉnh
- Đứng không vững
- Đau đầu
- Phản xạ kém
- Động kinh
- Nôn nhiều lần
- Có thay đổi trong hành vi
- Lẫn lộn hoặc mất phương hướng
- Hay vấp ngã
- Mất ý thức kéo dài hơn 30 giây
- Chóng mặt tái phát
- Chảy máu mũi hoặc tai
- Khó thở
Chẩn đoán chấn động não
Để chẩn đoán chấn động não, có các phương pháp chẩn đoán như kiểm tra thần kinh, chụp X quang và chụp CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện những bất thường bên trong não.
Điều trị chấn động não
Nên đưa bé đến gặp bác sỹ để bé được điều trị kịp thời. Ngoài ra bố mẹ có thể giúp bé tại nhà bằng những cách sau.
- Cho con nghỉ ngơi thật nhiều để con có điều kiện phục hồi chấn thương. Đảm bảo giờ giấc ăn ngủ, tắm giặt sao cho con không gặp thêm bất cứ căng thẳng nào. Hạn chế con dùng nhiều máy tính, điện thoại, đọc sách hoặc xem ti vi. Đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đủ đầy.
- Áp đá lạnh lên vùng bị chấn thương để giảm đau và sưng tấy.
- Hạn chế tham gia những hoạt động nguy hiểm.
+ Xem thêm:
15 BÀI SƠ CỨU NHANH KHI BÉ BỊ TAI NẠN BỐ MẸ CẦN BIẾT
CÁCH SƠ CỨU 6 TAI NẠN Ở TRẺ EM BA MẸ NÊN BIẾT