Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Khó Ngủ Mẹ Phải Làm Sao

  24596

Hầu hết trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình đến đỏ gay mặt trong 3 tháng sau sinh. Vì sao lại có hiện tượng này?

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có những hiện tượng trên để chăm sóc con tốt hơn.

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Hầu hết trẻ sơ sinh đều vặn mình trong khoảng 3 tháng đầu

Trong khoảng 3 tháng đầu tiên mẹ sẽ thấy trẻ sơ sinh thường có hiện tượng gồng mình, vặn người đến đỏ gay cả mặt. Thời gian vặn mình có thể kéo dài tới vài ba phút và có trẻ khóc, có trẻ không khóc khi vặn mình.

Lý giải về hiện tượng này, một số quan niệm dân gian còn cho rằng, trẻ vặn mình, rướn mình để lớn và vươn dài người. Một số khác lý giải, trẻ vặn mình, hay khóc là do thiếu canxi.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, trẻ vặn mình, gồng mình là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh vào khoảng 3 tháng đầu, đặc biệt 2-3 tuần sau sinh. Nguyên nhân có thể do trẻ khó chịu, nóng nực trong người, tã ướt hoặc trẻ đang mệt. Mẹ cần phải theo dõi thêm các yếu tố khác để kết luận vì sao trẻ vặn mình. 

Nếu trẻ văn mình thường xuyên nhưng vẫn ngủ được, ăn được, tăng cân đều thì không đáng lo. Hiện tượng này sẽ hết sau 3 tháng.

2. Khi nào mẹ nên lo lắng khi trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Vặn mình là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, trong một số trường hợp nó cũng là dấu hiệu báo hiệu sự bất ổn và khó chịu trong cơ thể trẻ. 

- Nếu trẻ vặn mình mà kèm theo các dấu hiệu như khó ngủ, ngủ ít, hay giật mình và thức giấc vào ban đêm, chậm tăng cân, tóc rụng, tăng cân rất ít hoặc khó tăng cân trong 3 tháng đầu có thể con bị thiếu hụt vitamin D. Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống, trẻ sơ sinh và mẹ cần phải kiêng cữ trong phòng kín, tránh ra ngoài nên không được hấp thu vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời dẫn đến cả mẹ và con đều thiếu vitamin D. Không hấp thu được vitamin D, cơ thể mẹ và trẻ sẽ khó khăn trong việc dung nạp canxi, do đó, trẻ có nguy cơ cao khi thiếu canxi rất cao nếu ở trong phòng kín quá lâu.

- Nếu trẻ vặn mình và hay bị ói, khó chịu, quấy khóc nhiều về đêm thì có thể con bị trào ngược thức ăn từ dạ dày hoặc nếu kèm theo cả khò khè thì nguy cơ con viêm phổi rất cao. 

Nhìn chung, nếu mẹ cảm thấy nghi ngờ và lo lắng về sức khỏe của con trong 3 tháng đầu sau sinh thì nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Đồng thời, mẹ không cần kiêng cữ quá kỹ, nên ra ngoài vận động, hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời để trong sữa luôn đủ vitamin D cho trẻ. Mẹ cũng nên cho trẻ ra ngoài để tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh hơn.

+ Xem thêm:

BÉ SƠ SINH HAY VẶN MÌNH KHI NGỦ CÓ PHẢI THIẾU CANXI

MẸ CẦN BIẾT: HIỆN TƯỢNG KHÓC DẠ ĐỀ Ở TRẺ SƠ SINH


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: