Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Lâu Ít Có Nguy Cơ Bị Ung Thư Máu

  3009

Theo nghiên cứu mới đây nhất của các nhà khoa học Mỹ thì trẻ em bú sữa mẹ khi còn sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu thấp hơn so với các trẻ khác.

Theo nghiên cứu mới đây nhất của các nhà khoa học Mỹ thì trẻ em bú sữa mẹ khi còn sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu thấp hơn so với các trẻ khác.

Bạch cầu là căn bệnh ung thư máu phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 30% trong tổng số các loại ung thư tấn công trẻ em.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự chuyển hóa chất, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh là nguyên nhân giúp chống lại bệnh bạch cầu. Để rút ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát số liệu từ 18 nghiên cứu nhỏ khác nhau trên thế giới với 28.000 trẻ, trong đó có gần 10.000 trẻ mắc bệnh bạch cầu.

Sữa mẹ giúp bé ngừa bệnh ung thư máu

Các nhà nghiên cứu nhận thấy trẻ em bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu thấp hơn 19% so với các trẻ không bú sữa mẹ hoặc bú trong thời gian ngắn, theo The New York Times.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng, để giảm nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Bệnh bạch cầu hiện là một trong những “kẻ giết người” hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chứng minh rằng sữa mẹ giúp bé có kết quả học tập tốt hơn, chỉ số IQ cao hơn và thu nhập cao hơn trong cuộc sống sau này…

Tiến sĩ Colin Michie, thuộc khoa Sức khỏe trẻ em tại trường Đại học Royal Nhi Trung ương cho hoan nghênh kết quả nghiên cứu này. “Em bé bú sữa mẹ ít có khả năng bị nhiễm trùng ngực, tai, đồng thời giảm nguy cơ bị ốm đau và tiêu chảy hoặc béo phì”, Tiến sĩ Colin nhấn mạnh.

+ Xem thêm:

CÁCH CHO CON BÚ HIỆU QUẢ ĐỂ DUY TRÌ SỮA MẸ

7 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI CHO CON BÚ SỮA MẸ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: