Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Quấy Khóc Đêm Mẹ Phải Làm Sao

  9632

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng không phải trường hợp hiếm, thậm chí còn rất phổ biến. Mặc dù không nguy hiểm nhưng ít nhiều tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

Sôi bụng là hoạt động của các cơ quan tiêu hóa nhưng đôi khi trong vài trường hợp sẽ khiến trẻ khó chịu

Thỉnh thoảng bạn sẽ nghe thấy những tiếng động lạ “ùng ục” phát ra từ bụng bé. Nó có thể be bé nhưng cũng có thể rất lớn và làm bạn giật mình. Đừng lầm tưởng đó là tiếng động từ dạ dày của bé nhé! Nó thực chất là hoạt động của các cơ quan tiêu hóa ở vị trí thấp hơn so với dạ dày, bao gồm: ruột non và ruột già.

Vì sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

Sau khi chào đời, nhu động ruột của trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu hoạt động. Khi quá trình tiêu hóa và loại bỏ thức ăn diễn ra sẽ gây ra âm thanh ùng ục đó, điều mà các mẹ thường gọi là sôi bụng. Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có gây khó chịu cho bé không? Câu trả lời là không vì đó cũng chỉ là một sự phái sinh của quá trình tiêu hóa bình thường. Mặc dù vậy, nếu âm thanh đó là khí bị tắc nghẽn ở các nếp gấp của ruột hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa thì sẽ khiến bé khó chịu đấy! Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

Cho trẻ sơ sinh bú bình không đúng cách cũng khiến trẻ no hơi và sôi bụng

- Bé được bú ngoài quá sớm: Bé bất dung nạp đường lactose, một loại đường vốn có trong các loại sữa ngoài. Khi tích ở ruột, nó sẽ khiến bé bị  rối loạn tiêu hóa.

- Cho bé bú không đúng cách: Pha sữa không đúng cách làm khí tràn vào bình quá nhiều hoặc việc vệ sinh bình sữa chưa đảm bảo; cho bé nằm bú; động tác mút không hiệu quả.

- Sữa mẹ có vấn đề do thức ăn: Nếu mẹ cho con bú ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, nhiều gia vị và có tính nóng thì sữa mẹ cũng là nguyên nhân khiến bụng bé khó chịu, đầy hơi.  

Cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đây là các cách khắc phục:

Đổi tư thế cho bú: Khi thấy bé bú mà khóc và bị sôi bụng, mẹ nên đổi ngay tư thế phù hợp. Nhưng trước hết, phải đặt trẻ tựa đầu lên vai, sau đó khum tay mẹ lại và vỗ vài cái thật dứt khoát vào lưng bé. Cách khác, có thể đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối của bé lại và đẩy lên xuống từng chân. Nếu bé bú bình, cố gắng cho bé bú ở tư thế đầu kê cao, không nằm quá thấp để tránh khí tràn vào khoang bụng. 

- Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Một số thực phẩm khó tiêu sẽ khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Vì vậy, mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh và trái cây cùng các chất đạm, béo cân bằng. Đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày mẹ nhé!

- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn: 6 tháng đầu tiên, bé cần được bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của trí não, đồng thời kích thích sữa ra nhiều hơn. Bé bú mẹ cũng ít bị đầy hơi hơn và nhờ đó tránh bị sôi bụng.

- Thay đổi loại sữa phù hợp: Nếu bé có cơ địa bất dụng nạp lactose, nên đổi sữa cho bé để tránh những bất lợi cho hệ tiêu hóa.

- Pha sữa và cho bé bú bình đúng cách: Không rót nước vào bình sữa quá mạnh vì sẽ làm sinh bọt mà chỉ khuấy nhẹ khi pha. Sau khi pha xong, để sữa nghỉ 5-10 nhằm đủ thời giancho bọt khí tan.

Sau cùng, không có lý do gì để mẹ phải lo lắng khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng vì đó là hoạt động tiêu hóa rất bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp tiếng sôi bụng ngày một lớn, âm thanh mạnh và rõ kèm theo cơn đau dữ dội thì mẹ nên nghĩ ngay đến dấu hiệu của tắc nghẽn đường ruột nhé! Trường hợp này rất nguy hiểm và cần phải được cấp cứu ngay.

+ Xem thêm:

LỒNG RUỘT CÓ THỂ GÂY HOẠI TỬ VÀ THỦNG RUỘT Ở BÉ

TRẺ SƠ SINH BỊ SÔI BỤNG CÓ CẦN ĐI BÁC SĨ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: