Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Có Cần Đi Bác Sĩ

  4489

Sôi bụng là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nó cũng khiến nhiều mẹ lo lắng. Vầy vì sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng và mẹ nên làm gì để chấm dứt tình trạng này.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng


Sôi bụng là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ từ 3 - 18 tuần tuổi sau sinh. Theo thống kê cho thấy, có tới 30% trẻ sơ sinh bị sôi bụng, đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi con rơi vào tình trạng này.

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới trẻ bị sôi bụng như:

- Đối với trẻ bú sữa bình, trẻ chưa thích nghi được với mùi sữa ngoài, cách pha chế bảo quản sữa của mẹ không đúng cách, chưa hợp vệ sinh dẫn tới trẻ dễ bị đau bụng, sôi bụng.

- Trẻ chưa quen uống bình nên thường nuốt nhiều không khí vào trong bụng dẫn tới đầy hơi, sôi bụng.

- Trẻ không hấp thu được lactose, lactose có nhiều trong sữa công thức hoặc các chế phẩm từ sữa. Việc thiếu lactose có thể do bẩm sinh trẻ đã không dụng nạp được lactose hoặc trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ngay khi còn nhỏ; sữa mẹ hoặc sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò.

2. Triệu chứng bị sôi bụng

Trẻ có dấu hiệu đi ngoài, xì hơi ngay sau khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Thậm chí một số sản phẩm như sữa chua, phô mai, váng sữa cũng khiến trẻ bị sôi bụng. Theo các bác sĩ, trẻ dưới 1 tuổi không nên cho sử dụng sữa bò vì có thể làm đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Bởi ở một số trẻ, triệu chứng sôi biện diễn ra rất nặng nề, gia tăng dù chỉ dùng một ít.

3. Cách khắc phục tình trạng sôi bụng ở trẻ


- Cho trẻ sử dụng các thực phẩm từ sữa không có chứa nhiều lactose. Lactose là nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài, tiêu chảy khi cơ thể không tiêu hóa được, cắt giảm lactose trẻ sẽ tránh được tình trạng sôi bụng, đi ngoài.

- Mẹ cũng có thể cho trẻ thử sữa chua vì sữa chua nhiều lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa phát triển và có thể tiêu hóa được đường lactose.

- Mẹ có thể cắt giảm khẩu phần sữa và cho trẻ ăn từ từ để cơ thể sản sinh ra men tiêu hóa đường lactose. 

- Nếu trẻ nhạy cảm từ sữa, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi khác để phát triển hệ xương và răng. Các thực phẩm giàu canxi như các loại rau xanh đậm, sữa đậu nành, nước cam, tôm, cua, ốc, cá hồi.

- Thường xuyên massage bụng cho trẻ giúp trẻ tiêu hóa tốt.

- Bạn có thể tới viện dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ hay bị sôi bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Nhờ vậy, bạn sẽ cân bằng được chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

4. Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ sơ sinh sôi bụng bình thường, vẫn ăn, ngủ, chơi tốt và tình trạng sôi bụng hết khi mẹ áp dụng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, chất xơ, ít sữa thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn sôi bụng, đầy hơi, quấy khóc, đi tướt, tiêu chảy, bỏ ăn thì cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay.

+ Xem thêm:

MẸO TRỊ ĐẦY HƠI CHƯỚNG BỤNG ĂN KHÔNG TIÊU CHO TRẺ NHỎ HIỆU QUẢ

TẠI SAO TRẺ NHỎ HAY BỊ PHÂN SỐNG, ĐẦY BỤNG VÀ ỐM VẶT?


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: