Rất nhiều mẹ lo lắng, trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm tình trạng trên ở trẻ.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
Trẻ sơ sinh thở khò khè do nhiều nguyên nhân
Trẻ sơ sinh thở khò khè là bệnh lý thường gặp nhất, đặc biệt khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Trẻ bị hen suyễn sẽ thường xuyên thở khò khè. Trẻ có thể bị bệnh do gen di truyền từ cha mẹ hãy ông bà hoặc bẩn thân trẻ bị lác sữa, hay nổi mề đay từng đợt.
- Trẻ bị mềm sụn thanh quản hoặc có bất thường các mạch máu lớn, chèn vào vùng thanh quản khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thở.
- Trẻ bị viêm phổi sẽ khó thở, khò khè, sốt.
- Trẻ bị viêm phế quản, thanh quản cấp tính bú kém, khó thở, khò khè.
- Trẻ bị xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh hay khối u ở phổi cũng khiến bé thở khò khè sau khi sinh.
2. Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?
Cho trẻ đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng
Trẻ sơ sinh bị khò khè là bệnh lý thường gặp, ngay cả khi thời tiết thay đổi cũng có thể khiến trẻ ho và thở khò khè. Mẹ cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của con nặng hay nhẹ, tiếng thở lớn hay nhỏ để kịp thời điểu trị.
Một số trẻ có thể bị tắc mũi mà khò khè, do đó cha mẹ cần kiểm tra xem mũi trẻ có đờm nhớt, nước mũi hay không. Nếu có cần phải làm thông thoáng để trẻ dễ thở hơn bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý, dùng bông gòn lau sạch lỗ mũi.
Đối với trẻ sơ sinh thở khò khè và có kèm theo ho, mẹ cần cho trẻ làm xét nghiệm để kiểm tra xem trẻ bị ho do virus hay vi khuẩn, bị viêm họng hay tiểu phế quản, viêm phổi. Nếu trẻ viêm họng thông thường do virus và thở khò khè, mẹ chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước ấm, giữ ấm cổ, uống các loại thảo dược thiên nhiên để giảm ngứa, long đờm như lá tía tô, mật ong chẳng hạn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ ho khò khè và có dấu hiệu nặng như dưới đây thì mẹ cần cho trẻ đi khám ngay:
- Trẻ thở khò khè kèm theo tím tái mặt, rối loạn tri giác, vật vã, bứt rứt, thường xuyên khò khè tái phát.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè thì nên cho trẻ đi khám vì đây có thể triệu chứng bệnh nặng đối với lứa tuổi này.
- Trẻ có tiền căn bị suyễn thì cần cho trẻ đi khám ngay sau khi thấy trẻ khò khè.
- Trẻ khò khè kéo dài trên 3 tuần và không hết.
- Trẻ khò khè và đột ngột khó thở nên cho trẻ đi khám tìm ra nguyên nhân chính xác trẻ bị bệnh.
Với thông tin trên, hẳn mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao. Nếu có bất kỳ nghi ngờ gì về bệnh lý của con, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ thay vì tự ý mua thuốc nhé.
+ Xem thêm:
TRẺ SƠ SINH KHÒ KHÈ LÀM SAO KHẮC PHỤC?
CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ