Trẻ Kém Thông Minh Và Chậm Nói Là Do Sai Lầm Của Bố Mẹ

  66113

Sau đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói. Bố mẹ có thể tìm hiểu những nguyên nhân này để tránh và tạo điều kiện cho con phát triển ngôn ngữ ngay từ những năm đầu đời.

Những thói quen của mẹ tưởng như bình thường nhưng vô tình cản trở khả năng phát triển ngôn ngữ của con.

Những tháng ngày nuôi con năm đầu đời, mẹ chỉ mong sao con biết nói nhanh nhanh để mẹ hiểu được ý con và không làm con cáu nhặng xị lên. Thông thường trẻ khoảng 9 tháng tuổi đã biết bập bẹ nói những từ đơn giản, dù chưa tròn vành rõ chữ nhưng nó là dấu hiệu tốt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sau này. Cũng có những trẻ bắt đầu tập nói muộn hơn, khoảng 12-14 tháng mới biết nói “bà bà”, “mẹ mẹ”. Đây là điều bình thường, Tuy nhiên nếu đến giai đoạn này (từ 1 tuổi trở đi) bé vẫn chưa thể nói bập bẹ, thì bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay để kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều điều trị.

Sau đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói. Bố mẹ có thể tìm hiểu những nguyên nhân này để tránh và tạo điều kiện cho con phát triển ngôn ngữ ngay từ những năm đầu đời.

1. Mẹ quá hiểu ý con, không tạo điều kiện cho con tự biểu đạt

Sai lầm lớn nhất của mẹ, cản trở quá trình tập nói và phát triển ngôn ngữ của bé, là mẹ quá gần gũi, thân thiết với con đến nỗi hiểu được ý của con mà chẳng cần con cố gắng biểu đạt. Ví dụ như con muốn uống nước, con chỉ chỉ tay vào cốc nước và mẹ lấy luôn cho con uống, mà không khuyến khích con nói từ “nước…nước”. Trường hợp này, khiến trẻ cảm thấy mất hứng thú trong việc giao tiếp và nghĩ rằng không cần thiết phải cố nói ra điều trẻ muốn, vì mẹ đã hiểu hết rồi mà.

2. Trẻ không được dạy nói đúng cách

Dạy con nói – nghe có vẻ to tát nhưng thực ra là phương pháp dạy trẻ nói qua giao tiếp, nói chuyện với người thân hàng ngày. Trẻ trong giai đoạn tập nói, cần được nói chuyện với bố mẹ càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên có những bố mẹ quá bận rộn mà không thể thực hiện được điều đơn giản này. Hãy năng nói chuyện với con, dù con chưa thể hồi đáp lại ngay, nhưng não bộ con ghi nhớ khẩu hình và âm thanh của từ ngữ. Và rồi một thời gian ngắn con sẽ bắt chước nói theo bố mẹ.

3. Bố mẹ không phản ứng lại với bé khi bé nói từ mới

Việc bố mẹ không phản ứng lại với bé khi bé biết nói một từ mới, dù từ đó chưa rõ ràng, cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bất cứ khi nào con cố phát ra một từ nào đó, mẹ nên hào hứng, khen ngợi trẻ và nhắc lại từ đó để trẻ nói đúng và rõ hơn.

4. Không cho trẻ chơi, giao du với những trẻ khác

Trẻ cần được chơi với nhau, không chỉ khiến trẻ vui hơn mà còn giúp trẻ biết nói nhanh hơn. Vậy mẹ đừng hạn chế con chơi với những trẻ khác nhé.

+ Xem thêm:

TRẺ EM SINH THÁNG NÀO CÓ CHỈ SỐ THÔNG MINH CAO NHẤT

CÁCH TÍNH NGÀY THỤ THAI TRONG THÁNG ĐỂ CON KHOẺ MẠNH THÔNG MINH


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: