Trầm Cảm Sau Sinh Đáng Sợ Như Thế Nào ?

  6550

Có lẽ chưa bao giờ cụm từ “Trầm cảm sau sinh” lại được nhắc đến nhiều như vậy. Rất nhiều bà mẹ đã dũng cảm nói lên suy nghĩ tiêu cực và sự lo lắng chất chứa trong lòng sau khi sinh và trong quá trình nuôi con.

Với mục đích đập tan suy nghĩ cho rằng tất cả những người mẹ đều cảm thấy tuyệt vời khi làm mẹ, một chiến dịch đã được phát động trên quy mô rộng với những bức tranh thay lời muốn nói của người mẹ với hội chứng trầm cảm sau sinh.

Có lẽ chưa bao giờ cụm từ “Trầm cảm sau sinh” lại được nhắc đến nhiều như vậy. Nguyên nhân chính có thể là do những hậu quả chứng bệnh này để lại quá nặng nề và nhận thức của người phụ nữ về trầm cảm sau sinh đã được nâng cao. Rất nhiều bà mẹ đã dũng cảm nói lên suy nghĩ tiêu cực và sự lo lắng chất chứa trong lòng sau khi sinh và trong quá trình nuôi con.

Nếu phát hiện bản thân bắt đầu lo lắng, mệt mỏi sau khi sinh con, các mẹ hãy dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình thay vì giữ trong lòng. (Ảnh minh họa)

Một chiến dịch mang tên Speak the secret (Tạm dịch: Bật mí những bí mật) đã được phát động bởi Trung tâm Postpartum Stress Center (Trung tâm điều trị căng thẳng sau sinh) tại Pennsylvania (Philadelphia) do bà Karen Kleiman sáng lập. Kleiman là nhà hoạt động xã hội có tiếng trong lĩnh vực y học lâm sàng và là đồng tác giả cuốn “Dropping the Baby and Other Scary Thoughts” (Loại bỏ những nỗi lo và suy nghĩ tiêu cực sau khi sinh). Trong chiến dịch này, bà đã cùng hợp tác với họa sĩ Molly McIntyre để tạo ra những bức tranh mô tả cuộc đấu tranh âm thầm của người mẹ với hội chứng trầm cảm sau sinh. Đó là bộ tranh thay lời muốn nói của người mẹ, phản ánh một cách chân thực những lo âu, suy nghĩ, đấu tranh tư tưởng của các bà mẹ đã và đang phải đối mặt với hội chứng này.

Thực ra người phụ nữ rất cần nhận được sự cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu bằng những việc làm thiết thực trong quá trình chăm sóc con cái.

Chia sẻ trên tờ HuffPost, bà Kleiman cho biết: “Chiến dịch này nhằm khuyến khích, động viên những người phụ nữ hãy can đảm lên tiếng, chia sẻ những suy nghĩ tiêu cực và có phần đáng sợ sau khi sinh và xem đó là hành động dũng cảm và trung thực về những trải nghiệm không mấy suôn sẻ của bản thân.”

Với kinh nghiệm làm việc hơn 30 năm trong lĩnh vực này, bà Kleiman muốn sử dụng những bức tranh minh họa như là 1 cách để giúp mọi người nhận thức rõ hơn về trầm cảm sau sinh, giảm bớt sự kỳ thị với hội chứng này.

Những suy nghĩ "đáng sợ" của người mẹ thực ra vẫn chỉ là lo lắng cho sự an toàn và phát triển của con thôi.

Thông qua chiến dịch, một số phụ nữ đã chia sẻ rằng họ thực sự chưa bao giờ dám nghĩ đến việc nói ra những lời này. Những suy nghĩ tiêu cực trong đầu họ quá đáng sợ nếu họ nói ra, nhưng quả thực họ đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi can đảm nói lên suy nghĩ của chính bản thân. Mặc dù việc cảm thấy lo lắng giai đoạn sau khi sinh em bé là một phản xạ hết sức tự nhiên, thế nhưng rất nhiều bà mẹ trẻ vẫn ngại ngần và không dám bày tỏ nỗi lòng, cảm xúc và những vấn đề của mình.

Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng phần lớn vẫn là do sự kì thị của nhiều người về chứng bệnh này. Các bà mẹ lo sợ bị người khác đánh giá, hoặc họ coi mình là những người mẹ tồi, yếu đuối, không đủ sức để làm mẹ. Thậm chí, một số phụ nữ còn lo lắng rằng nếu họ tiết lộ cảm xúc thì họ sẽ bị tước quyền nuôi con.

Nỗi lo sợ bị người khác đánh giá, hoặc bị coi là những người mẹ tồi, yếu đuối, không đủ sức để làm mẹ, bị tước quyền nuôi con luôn ám ảnh người mẹ.

Những nỗi lo và ngoại hình sồ sề, chiếc bụng ngấn mỡ cũng khiến người mẹ gặp không tí rắc rối và phiền muộn.

Chính bản thân người mẹ đôi khi còn không hiểu rõ mức độ lo lắng, suy nghĩ như thế nào là bình thường và không bình thường. Họ không biết những dấu hiệu nào cho thấy họ đang gặp phải vấn đề ở mức nghiêm trọng. Bà Kleiman giải thích: "Một nguyên tắc chung đó là nếu sự lo lắng làm ảnh hưởng đến tâm trạng, hoạt động của người mẹ trong ngày hôm đó và những ngày tiếp sau thì đó là sự lo lắng quá mức bình thường. Lúc này người mẹ nên tìm đến các phương pháp chăm sóc sức khoẻ và chia sẻ với người thân để được giúp đỡ. Phụ nữ cần phải cảm thấy an toàn để có thể chia sẻ, nói chuyện về vấn đề mà họ đang gặp phải. Sau khi làm được điều này, sự lo lắng và cảm giác yếu đuối, tội lỗi cũng như những suy nghĩ tiêu cực giảm xuống đáng kể, người mẹ sẽ cảm thấy ổn định và tâm trạng cải thiện tốt hơn."

Nói thật đi, đã bao giờ các mẹ có suy nghĩ rằng giá như không có con thì mẹ có thể quay lại cuộc sống bình thường không?

Bà Kleiman cũng nhấn mạnh về sự cần thiết trong việc nâng cao nhận thức những lo lắng, sự khó khăn mà người phụ nữ gặp phải sau khi sinh, chứ không chỉ đơn thuần là trầm cảm. “Nếu một người mẹ cảm thấy lo lắng – cả về mặt sinh học, di truyền, hay tâm lý – thì họ sẽ càng có nguy cơ cao phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến mất kiểm soát bản thân”, bà cho biết thêm.

Bản năng làm mẹ là có thật, chỉ có điều là mẹ chưa nhận ra hết thôi.

Thực ra chị em phụ nữ chúng ta đều chung cảnh ngộ mà thôi, nhưng vẫn luôn cố gắng thật chỉn chu trong mắt mọi người, và đôi khi điều đó khiến người mẹ cảm thấy thật mệt mỏi!

Thông qua những bức tranh minh họa, hy vọng các bà mẹ có thể tìm thấy tiếng nói của chính mình. Những bà mẹ trẻ sẽ thấy mình được thấu hiểu và không hề đơn độc. Còn nếu tiếp tục im lặng và xấu hổ, không chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ sẽ càng đẩy người mẹ đi vào ngõ cụt của trầm cảm, khó có thể thoát ra khỏi và để lại hậu quả khôn lường

Học Mẹ Nhật Cách Vượt Qua Giai Đoạn Trầm Cảm Sau Sinh Đáng Sợ

10 cách Giúp Mẹ Thoát Khỏi Trầm Cảm Sau Sinh

 


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: