Xi tè cho trẻ là một trong những thói quen của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ lo lắng trước thông tin xi tè cho trẻ sẽ ảnh hưởng tới bàng quan và suy thận ở trẻ.
Thực hư chuyện này thế nào?
1. Xi tè có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ?
Xi tè không chỉ là thói quen của các bà mẹ bỉm sữa Việt Nam, nó còn là hành động phổ biến của các bà mẹ trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Trung Mỹ, châu Phi, Hà Lan... Phương pháp này hỗ trợ cho cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mặc dù phương pháp này khá hữu ích đối với cha mẹ, tuy nhiên, một số thông tin cho rằng, khi trẻ còn quá nhỏ, cha mẹ "ép" trẻ đi tè sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động bàng quang và có nguy cơ gây suy thận. Tuy nhiên, thực tế, hiện tại chưa có nghiên cứu liên quan đến phương pháp này và cũng không có nghiên cứu về những tác hại của phương pháp này.
Ngoài ra, theo TS Gwen Dewar, ĐH Michigan, Mỹ giải thích: bàng quang người lớn và trẻ nhỏ hoàn toàn khác nhau. Việc phối hợp bàng quang của trẻ nhẹ hơn người lớn, cấu trúc vách bàng quang trẻ sơ sinh ổn định và không dễ bị rò. Do đó, việc xi tè không gây ảnh hưởng tới bàng quang của trẻ.
2. Độ tuổi xi tè thích hợp
Khi trẻ được 2 - 3 tháng, nhiều mẹ bắt đầu tập xi tè cho trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này trẻ chưa định nghĩa được đi tè là gì, hành động xi tè chỉ là cho trẻ làm quen với mối liên hệ giữa âm thanh và đi tiểu.
Theo báo cáo chính thức của viện Hàn Lâm Nhi Khoa, Mỹ, độ tuổi thích hợp nhất để xi tè cho trẻ là từ 18 tháng. Ở độ tuổi này, trẻ đã nhận thức được việc đi tè và có cảm giác muốn đi tè. Do trẻ đã cảm nhận được áp lực của bàng quang và dẫn tới muốn tè.
Hơn nữa, 18 tháng tuổi trẻ cũng biết đi xi tè ở đâu và có biểu hiện muốn đi tè rõ ràng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, chưa có bằng chứng liên quan đến việc gây hại cho bàng quang của trẻ khi xi tè.
Ở độ tuổi này, ngoài xi tè cho trẻ, cha mẹ cũng cần dạy trẻ nên xi tè ở đâu, khi nào con muốn đi tè nhớ gọi cha mẹ hoặc con có thể tự đi tè vào chỗ này khi con mắc tiểu.