Thực Đơn Phù Hợp Cho Bé Theo Từng Tháng Tuổi

  18518

Trong giai đoạn đầu đời, để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất thì các mẹ cần phải chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ.

Trong giai đoạn đầu đời, để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất thì các mẹ cần phải chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng dành cho trẻ. Do đó việc lựa chọn thực đơn cho bé theo từng giai đoạn phát triển của trẻ là một điều vô cùng quan trọng. Để các mẹ có thể chọn lựa đúng chuẩn nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, dưới đây là danh sách các loại thực phẩm không thể thiếu trong suốt quá trình phát triển của bé.

Từ lúc trẻ mới sinh đến ít nhất 6 tháng tuổi: Sữa mẹ

Giai đoạn này chẳng có thực đơn cho bé nào tốt hơn sữa mẹ. Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của dành cho trẻ sơ sinh, giúp tăng sức đề kháng, cho trẻ sức khỏe, ngủ tốt, cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Các mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ mà không cần cho uống thêm nước.

Tham khảo: 10 điều kì diệu về sữa mẹ mà có thể bạn chưa biết (theo Vietnamnet)

Từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi: Ngũ cốc

Trong độ tuổi này, lượng sắt trong cơ thể bé có thể giảm, do đó mẹ nên chọn cho bé ăn bổ sung một số loại ngũ cốc tăng cường chất sắt như bột yến mạch. Các mẹ có thể trộn chung với sữa để bé dễ ăn.

Từ 6 tháng tuổi: Quả bơ

Bước vào độ tuổi này, thực đơn cho bé bắt đầu trở nên đa dạng hơn. Các mẹ có thể cho ăn làm quen với các thức ăn đặc. Trong số thực phẩm dành cho trẻ ăn dặm thì bơ được xem là tốt nhất cho bé. Quả bơ với hàm lượng protein, chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, vitamin A,E,D,…dồi dào. Quả bơ ngoài bổ dưỡng còn có cách chế biến hết sức đa dạng như sinh tố, salad…

Tham khảo: Quả bơ – thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ ăn dặm

Từ 6 tháng tuổi: Khoai lang

Khoai lang rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi… Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ.

Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu. Khi chọn khoai, mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được.

Từ 7 tháng tuổi: Thịt

Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà là một nguồn cung cấp protein, sắt, vitamin B6 và kẽm tuyệt vời cho trẻ. Với thịt, mẹ có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau: có thể xay thịt sống với một chút nước (hoặc nước xương) đến khi thịt gần mịn thì cho thêm rau xanh vào xay cùng. Dùng hỗn hợp rau xanh lẫn thịt nấu bột cho bé. Lúc đầu cho trẻ ăn thịt bò, mẹ chỉ nên cho bé ăn ít thôi nhé (khoảng nửa thìa cafe thịt bò nhuyễn). Sau đó tùy vào lứa tuổi mà các mẹ có thể tăng lên dần dần

Từ 11 tháng tuổi: Củ cải đường

Trong củ cải đường có chứa các thành phần quan trọng như kali, beta – carotene nên rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Các mẹ chỉ cần luộc củ cải đường sau đó nghiền nát chúng và trộn thêm với các thức ăn khác để cho trẻ dễ ăn.

Từ 9 tháng tuổi: Sữa chuaSữa chua luôn được các mẹ tin cậy bởi tác dụng của nó đem lại cho trẻ nhỏ. Sữa chua chứa ít lactose và nhiều lactase, được biết đến như là một loại thuốc chữa bệnh đường ruột, an toàn, giúp bé dễ tiêu hóa

Bên cạnh đó, trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ như protein, chất béo, canxi, phot pho, kali và i-ốt; ngoài ra còn một số loại sữa chua còn có thành phần dinh dưỡng khác như vitamin D, sắt, kẽm hoặc các axit béo omega 3. Các dưỡng chất này đều cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Từ 1 tuổi trở lên: Mật ong, đậu nành, sữa bò, quả óc chó…

Đến thời điểm 1 tuổi, thực đơn cho bé lúc này vô cùng phong phú. Khi mới bắt đầu dùng các loại thực phẩm như mật ong, đậu nành, sữa bò, mẹ chỉ nên sử dụng cho trẻ ở hàm lượng ít để theo dõi tình hình bởi những loại thực phẩm này rất dễ gây dị ứng. Trong quá trình cho bé sử dụng, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì nên ngừng lại và đưa trẻ đi kiểm tra.

+ Xem thêm:

THAM KHẢO THỰC ĐƠN TĂNG CÂN CHO BÉ 3 TUỔI

THỨC ĂN TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO BÉ NGỪA DỊCH SỞI


Nguồn bài viết: meonuoicon
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: