Tất Tần Tật Những Điều Cần Thiết Khi Cho Bé Đi Biển Nghỉ Mát Trong Mùa Hè

  8992

Hè đến rồi chuẩn bị cho bé đi biển nghỉ nghỉ mát thôi. Nuôi Dạy Con Thông Minh chia sẻ với cả nhà những thứ cần chẩun bị cho bé đi biển nhé!

Chuẩn bị cho bé đi biển

Hai tuần trước khi đi biển, nên cho bé dùng vitamin A, vitamin E với liều 2-3 viên mỗi ngày tùy theo tuổi để bảo vệ sâu cho làn da. Chúng sẽ giúp chống lại tình trạng say nắng, say nóng và dị ứng nhờ gia tăng sản xuất hắc tố melanine.

Ngoài ra, để bảo vệ làn da cho con dưới nắng biển, các bà mẹ cần lưu ý:

Tránh phơi nắng vào giờ quá nóng

Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên để bé phơi nắng vì làn da bé rất mỏng, dễ hấp thu ánh sáng và chưa sẵn sàng để làm cho các melanocyte (tác nhân giúp da chống lại tác hại của tia cực tím) hoạt động.

Trên 3 tuổi: Tránh phơi nắng trong khoảng 11-15h, chỉ nên phơi trước và sau giờ cao điểm trên để hưởng lợi ích từ ánh nắng mặt trời.

Chọn kem chống nắng

Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 40 đến 50 nếu bé có làn da quá nhạy cảm hoặc gia đình bạn đi du lịch biển ở vùng nhiệt đới. – Chỉ số thông thường là 20-30 giúp bảo vệ tốt và cho phép da bé làm quen từ từ với tác động của ánh nắng. Tiếp tục sử dụng kem chống nắng có chỉ số 10-15 trong những ngày ít nắng hoặc khi bé đã rám nắng.

Sử dụng đúng cách kem chống nắng

Nên bôi 15-30 phút trước khi tắm mình dưới nắng biển. Cần chú ý đến những vùng đặc biệt nhạy cảm như mũi, tai, gáy, bắp chân và mu bàn chân. Chỉ số bảo vệ da của kem được tính ở liều 2 mg kem/cm2 da, tức khoảng 1/2 tuýp kem cho mỗi lần dùng. Việc bảo vệ có hiệu lực khoảng 2 giờ, vì thế cứ sau 2 giờ lại bôi tiếp, nhất là khi bé ngâm mình lâu dưới nước.

Các vật dụng không thể thiếu

Ngoài kem bảo vệ, cần có áo tắm màu sậm cho bé, tương đương với chỉ số chống nắng 10; dùng mũ đội có vành khoảng 5 cm để bảo vệ cho đầu và mắt, tránh ánh sáng phản chiếu của ánh nắng từ cát biển. Kính mát cho bé chọn loại có khả năng hấp thu một số lượng lớn tia UV. Xin đừng quên mang theo trong túi du lịch các chai nước, cho bé uống đều đặn, cứ 30 phút uống 100-150 ml nước.

Cẩn thận với các thuốc quang cảm ứng

Trước khi đi du lịch biển, có thể bé đã bị một bệnh nào đó như viêm họng, viêm thanh quản hoặc bị nấm chân… Nên cho uống các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, một vài lọai kháng sinh hoặc kháng nấm… Cần hỏi bác sĩ hay dược sĩ các thuốc đang sử dụng có bị quang cảm ứng không. Nếu đó là các thuốc dễ gây cảm ứng trước ánh nắng chói chang thì không nên cho bé phơi nắng.

Mùa hè với những ngày nghỉ thật dài sẽ khiến các bé hứng thú với chuyến đi biển cùng bố mẹ. Sẽ an toàn và tuyệt vời hơn nếu bố mẹ chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ nghỉ vui vẻ này. Hãy cùng tham khảo cẩm nang đi biển cho trẻ nhỏ dưới đây nhé

Lựa chọn điểm đến an toàn

Vì có trẻ nhỏ cùng đi nên việc tìm một bãi biển đảm bảo độ thoải, sóng nhỏ hay to, an toàn cho trẻ nhỏ không sẽ là lựa chọn đầu tiên của bố mẹ. Lời khuyên tốt nhất dành cho bố mẹ là nên lựa chọn một vùng biển trong xanh, không quá xa thành phố để tránh việc đi lại vất vả cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, các địa điểm du lịch biển nên có thêm chỗ vui chơi dành cho trẻ em và lịch trình cho mỗi chuyển du lịch là không quá dày để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, vừa chơi phải vừa có thời gian nghỉ

Mang đầy đủ các vật dụng cần thiết

Trước mỗi chuyến du lịch có trẻ nhỏ cùng đi, bố mẹ nên sắp xếp, lên danh sách những vật dụng cần thiết để không bị động trong mọi tình huống. Việc chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ sẽ giúp cho các bé giữ được sức khỏe an toàn trong suốt chuyến du lịch

Gợi ý những vật dụng cần mang theo

 - Kem chống nắng

– Kem dưỡng da

– Kem chống muỗi

– Sữa tắm cho trẻ

– Áo tắm

– Mũ đội có vành

– Kính mát

– Khăn bông

– Áo choàng

– Nước uống

– Một vài món đồ chơi trẻ thích

– Một số loại thuốc dự phòng như: hạ sốt, giảm đau, bông băng, thuốc sát trùng, nhiệt kế…

Ngoài ra, nếu em bé vẫn đang trong thời kỳ ăn dặm, thì các mẹ cần mang theo các vật dụng cần thiết để đảm bảo cho bé có một bữa ăn hợp vệ sinh

Chú ý việc lựa chọn phương tiện di chuyển

Đi du lịch bằng phương tiện gì cho thuận lợi nhất cũng là vấn đề bố mẹ nên lưu tâm. Trường hợp đi máy bay, bố mẹ nên nhớ mang theo giấy khai sinh cho bé để làm thủ tục tại sân bay, tránh tình trạng quên có thể gây lỡ chuyến bay. Trường hợp đi bằng tàu hỏa hay ô tô, bố mẹ cũng nên chọn chỗ ngồi phía trên, gần cửa sổ để bé có thể nhìn mọi thứ mà không bị chán khi chỉ chăm chăm nhìn vào phía trong tàu hỏa, xe ô tô

Giúp trẻ làm quen với biển

Trước khi để bé tắm biển, bố mẹ nên cho bé khởi động trước để tạo sự hứng thú. Việc làm quen với biển sẽ giúp bé không bị lạ lẫm và tránh được những tình huống xấu có thể xảy ra

Dạy bé cách đối phó với những tình huống nguy hiểm

Nếu bé yêu nhà bạn biết bơi, hãy luôn nhắc bé phải tránh xa những vùng nước sâu, khu có biển cảnh báo và luôn có người lớn bơi kèm. Ngược lại nếu bé chưa biết bơi, bố mẹ phải luôn ở bên bé phòng trường hợp sóng đánh mạnh có thể khiến bé bị trôi dạt ra xa. Tốt nhất, đối với cả bé đã biết bơi, bố mẹ vẫn phải chuẩn bị áo phao bơi đầy đủ để đối phó với những tình huống xấu không may có thể xảy ra

Tránh phơi nắng và tắm biển quá lâu

Việc tắm biển lâu sẽ dễ khiến bé bị mất sức và nhiễm lạnh do gió biển thổi thường rất to. Vì vậy bố mẹ không nên để bé tắm quá lâu, chỉ nên tắm và đùa nghịch trong khoảng 30 phút trở lại. Đặc biệt, khi tắm xong lên bờ, bố mẹ nên lau khô người và thay đồ cho bé, tránh để bé mặc đồ ướt chạy chơi trên cát. Ngoài ra, trước và sau khi tắm biển, tránh để bé nằm phơi nắng sẽ không tốt cho sức khỏe

+ Xem thêm:

CÁCH TẮM NẮNG CHUẨN NHẤT CHO TRẺ SƠ SINH MẸ CẦN BIẾT

HƯỚNG DẪN CÁCH TẮM NẮNG ĐÚNG CÁCH CHO BÉ YÊU


Nguồn bài viết: tổng hợp
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: