Cũng như nhiều phụ nữ khác, hẳn bạn đang rất mơ hồ khi nghĩ về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Và có thể khi đã bước vào thai kỳ bạn cũng không thể hiểu làm thế nào mình lại có mang. Thậm chí, khi trải qua các giai đoạn của thai kỳ bạn vẫn cảm thấy điều đang diễn ra thực sự rất phức tạp.
Dưới đây là những câu trả lời giúp bạn giải tỏa được những thắc mắc về khả năng thụ thai của mình:
1. Làm thế nào để tôi biết chu kỳ của mình vẫn bình thường?
Nhiều phụ nữ lo ngại về số ngày sai lệch của kỳ kinh nguyệt so với bình thường
Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà Giáo sư Pamela Berens, người phụ trách Khoa sản – phụ và sức khỏe sinh sản tại Trung tâm Y tế Texas (Houston) được hỏi trong chuyến đi thực tế của bà.
Giáo sư Pamela cho biết nhiều phụ nữ lo ngại về số ngày sai lệch của kỳ kinh nguyệt so với bình thường (kỳ kinh bình thường từ 28-32 ngày). Họ e sợ điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu thực sự một kỳ kinh nguyệt lúc nào cũng đúng 28 ngày mới thực sự là một bất thường.
2. Tôi có thể mang thai ngay cả khi kinh nguyệt không đều?
Trên thực tế, kinh nguyệt không đều chỉ khiến việc thụ thai gặp trở ngại hơn mà thôi. Điều đó có nghĩa nó không hoàn toàn là yếu tố mang tính quyết định. Thông thường, phụ nữ nếu có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, thì ngày rụng trứng của họ sẽ rơi vào ngày thứ 14 của chu kỳ hàng tháng. Nếu phụ nữ có chu kỳ kinh kéo dài đến 35 ngày thì sự sai lệch về ngày rụng trứng là điều khó tránh khỏi. Để chắc chắn, bạn nên tìm đến bác sĩ sản – phụ khoa của mình để hiểu rõ hơn về sự rối loạn kinh nguyệt này.
3. Tôi có thể mang thai trong thời gian đèn đỏ?
Bạn có thể có thai trong thời gian đèn đỏ nhưng nó không phổ biến. Điều này chỉ thường xảy ra với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn so trung bình. Chẳng hạn nếu chu kỳ kinh nguyệt chỉ khoảng 21 ngày, thì ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 7 tính từ ngày đầu của kỳ kinh tới. Như vậy, nếu quan hệ vào ngày thứ 5 của kỳ kinh nguyệt, bạn có thể mang thai vì tinh trùng có khả năng sống đến 5 ngày và sẽ có mặt trong ống dẫn trứng của bạn khi bạn rụng trứng.
4. Tôi đã uống thuốc tránh thai trong nhiều năm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản không?
Ngừa thai bằng thuốc trong thời gian dài sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ đều bắt đầu rụng trứng trong vòng ba tháng sau khi ngưng dùng thuốc. Việc dùng thuốc trong một thời gian dài sẽ giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt và có lợi cho việc thụ thai. Vì thế sau khi đã có quyết định sinh em bé, bạn nên ngưng dùng thuốc và kiêng khem chuyện ấy trong khoảng 3 tháng trước khi có mang.
5. Máu báo có liên quan gì đến chuyện thụ thai?
Một số phụ nữ có thể sẽ nhầm lẫn giữa máu của chu kỳ kinh và máu báo. Khoảng bảy ngày sau khi thụ thai, phôi thai sẽ làm tổ trong tử cung và làm niêm mạc tử cung bong tróc, gây chảy máu. Máu này được gọi là máu báo. Máu báo ít hơn và xảy ra trong thời gian ngắn hơn so với thời kỳ kinh nguyệt. Tuy vậy nhưng phân biệt trên thực tế lại không dễ dàng. Nếu bạn không chắc chắn, hãy thử thai sau 7 ngày để có kết quả chính xác. Nếu xuất huyết nhiều xảy ra trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, bạn hãy gọi cho bác sĩ của mình ngay lập tức.
6. Trong khoảng bao lâu tôi có thể xét nghiệm kết quả thụ thai?
Khi bạn đang sốt ruột muốn biết chắc về kết quả thụ thai, bạn có thể dùng que thử tại nhà. Đây là một xét nghiệm khá nhạy. Nó có thể giúp bạn phát hiện nồng độ hormone thai kỳ HCG trong nước tiểu từ khoảng 7-10 ngày sau quan hệ. Nếu kiểm tra sớm hơn trước thời gian này bạn sẽ không phát hiện chính xác điều gì ngay cả khi bạn đã thực sự thụ thai. Trường hợp bạn bị chậm kinh nhưng kết quả thụ thai không biểu thị bạn đang có mang, hãy cố gắng thử lại sau khoảng 48 tiếng. Để có được kết quả chính xác nhất, bạn nên dùng nước tiểu vào buổi sáng sớm sau khi vừa thức dậy vì lúc này nồng độ HCG sẽ ở mức cao nhất.
7. Có phải muốn thụ thai phải chọn thời điểm tốt?
Đây là điều có thể khẳng định chắc chắn. Trong điều kiện bình thường, tinh trùng có thể sống trong khoảng 3-5 ngày. Vì thế, nếu bạn giao hợp trong một vài ngày trước khi trứng rụng, khả năng mang thai sẽ cao hơn.
Hầu hết phụ nữ đều rụng trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nếu bạn có một chu kỳ 28 ngày điển hình, bạn sẽ rụng trứng vào ngày thứ 14 tính từ ngày đầu kỳ kinh tới trở về trước. Nếu chu kỳ của bạn kéo dài khoảng 32 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào khoảng ngày 20 của chu kỳ. Ở mỗi phụ nữ, chu kỳ kinh đều là một sự khác biệt, vì vậy bạn nên theo dõi chu kỳ của chính mình để xác định được ngày rụng trứng. Ngoài ra, để tăng cơ hội thụ thai, các bác sĩ còn khuyên bạn nên giao hợp vào những thời điểm khác trong chu kỳ.
8. Làm thế nào để biết tôi đang rụng trứng?
Có nhiều cách khác nhau để biết nhận biết mình đã rụng trứng hay chưa:
Trong thời gian trứng rụng, chất nhầy cổ tử cung của bạn có những đặc điểm rất rõ ràng. Nó có màu trong và có tính đàn hồi gần giống lòng trắng trứng.
Một số phụ nữ sẽ cảm thấy đau, tức ở vùng bụng dưới hoặc ở ngực trong thời gian rụng trứng.
Ngoài ra, ở mỗi kỳ rụng trứng, thân nhiệt bạn sẽ tăng cao hơn bình thường. Bạn có thể thử nghiệm điều này bằng cách đo nhiệt hậu môn vào buổi sáng sớm.
Nếu vẫn còn mơ hồ về những dấu hiệu này, bạn có thể dùng bộ dụng cụ phát hiện trứng rụng. Đây là một dụng cụ giúp phát hiện nồng độ hormone luteinizing (LH) cao bất thường vào khoảng 36 giờ trước khi rụng trứng.
+ Xem thêm:
TOP THỰC PHẨM GIÚP NHANH THỤ THAI
3 CÁCH THỬ THAI MỌI PHỤ NỮ CẦN PHẢI BIẾT?