Tác Hại Mẹ Không Ngờ Tới Vì Cho Trẻ Sơ Sinh Uống Nước

  11067

Theo Tổ chức UNICEF cho biết, không nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước bởi điều này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng ngộ độc nước vô cùng nguy hiểm.

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoặc sữa bột.

Uống nhiều nước lọc khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Trên thực tế, trẻ chỉ uống được một lượng nước nhất định trong ngày, do đó nếu mẹ đã thay sữa bằng nước lọc, con sẽ cảm thấy đầy bụng và không muốn uống thêm sữa nữa.

Ngay cả việc cố tình pha loãng sữa công thức để tránh táo bón cho trẻ hay để tiết kiệm sữa bột cũng là một quan niệm rất lạc hậu. Thêm quá nhiều nước vào sữa công thức của em bé khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu
cơ thể.

Uống nhiều nước có thể khiến trẻ bị ngộ độc

Theo Tổ chức UNICEF cho biết, không nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước bởi điều này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng ngộ độc nước vô cùng nguy hiểm.

Để giải thích cho kết luận mình đưa ra, tổ chức UNICEF cho biết, thông thường, trẻ em dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ đầy đủ mà không cần phải bổ sung bất cứ loại thực phẩm và đồ uống nào bao gồm cả nước.

Hiện tượng ngộ độc nước thường rất dễ xảy ra ở các bé dưới 6 tháng tuổi do thận của trẻ vẫn còn yếu. Phải sau 1 tuổi thì chức năng của thận mới có thể đạt được tiêu chuẩn bình thường như người lớn.

Do đó trong một ngày, nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước thì thận không có khả năng kịp thời đào thải. Phần nước dư thừa ấy bị tích lại trong cơ thể và trong máu dẫn đến hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Gây bệnh tiêu chảy

Một tác hại nữa khi cho bé sơ sinh uống nước đó là do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu, nếu sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nếu cho bé uống vào, sẽ gây nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Do đó, đảm bảo nhất vẫn là chỉ cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Gây bệnh do nguồn nước không an toàn

Ngoài ra, nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

Bổ sung thêm nước có lên quan đến tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da), giảm cân quá mức, và thời gian nằm viện dài hơn cho bé sơ sinh.

Thời điểm thích hợp cho trẻ uống nước

Theo tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu, sau đó có thể bắt đầu cho bé ăn bổ sung kết hợp với bú sữa mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Các nghiên cứu đều khẳng định sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước thích hợp giúp bé phát triển đầy đủ và khỏe mạnh.

Ngoài ra, việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp hình thành mối liên kết tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và bé, giúp bé phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần. Bé ít quấy khóc hơn và có những biểu hiện tốt hơn những bé không được bú mẹ đầy đủ.

Bé bắt đầu mọc răng

Khi bé bắt đầu mọc răng là thời điểm bé rất cần được cung cấp Fluoride để hỗ trợ cho việc mọc răng. Và cho bé uống nước là một cách đáp ứng được nhu cầu này. Nhưng bên cạnh đó, bạn vẫn nên tiếp tục cho bé bú sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thông qua sữa mẹ.

Bé bị sốt

Trong trường hợp bé bị sốt, các bác sĩ cũng sẽ khuyên mẹ cho bé uống nhiều nước hơn. Thường thì bác sĩ sẽ khuyên các mẹ cho bé uống những loại nước như Pedialyte có chứa các chất dinh dưỡng giúp hồi phục sự cân bằng chất điện phân trong cơ thể.

Bé ăn dặm

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (thường là từ tháng thứ 5 trở đi) thì bên cạnh việc bú sữa mẹ, bạn cũng nên để con uống một chút nước tinh khiết. Ngoài nước lọc, bé có thể uống nước hoa quả ép với liều lượng nhất định, không nên quá nhiều.

Bé bị tiêu chảy

Bé bị tiêu chảy, lượng nước bị mất đi khá nhiều nên ngoài việc cho con bú nhiều hơn bình thường, bạn cũng nên cho con uống thêm chút nước để bổ sung lượng nước bị mất.

+ Xem thêm:

TRẺ CẦN UỐNG BAO NHIÊU SỮA MỖI NGÀY ĐỂ TĂNG CÂN?

5 BÍ QUYẾT ĐỂ BÉ YÊU KHÔNG BAO GIỜ BỊ ỐM


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: