Tác Dụng Đậu Nành Với Mẹ Mang Thai, Cho Con Bú & Bé Trai

  6407

Liệu sữa đậu nành, các sản phẩm được làm từ đậu nành có an toàn với sức khoẻ của bà mẹ mang thai, đang cho con bú và các bé trai không? Thực hư vấn đề ra sao?

Liệu sữa đậu nành, các sản phẩm được làm từ đậu nành có an toàn với sức khoẻ của bà mẹ mang thai, đang cho con bú và các bé trai không? Thực hư vấn đề ra sao? Tác dụng đậu nành đến đâu?

Đậu nành (hay còn gọi là đỗ tương) thực sự an toàn đến đâu? Thời gian gần đây loại đậu này được giới y khoa và truyền thông đặc biệt quan tâm sau khi các công bố trái chiều về lợi ích và sự nguy hại của nó đối với sức khỏe lần lượt được đưa ra.

Vậy một người mẹ – người chăm sóc dinh dưỡng cho cả gia đình – nên tin vào đâu? Các chuyên gia sẽ cho bạn biết sự thật về đậu nành đối với sức khỏe và làm thế nào để sử dụng đậu nành trong bữa ăn gia đình tốt nhất.

Đậu nành đã được gieo trồng trên 5000 năm vì nó là nguồn cung cấp không chỉ chất đạm mà còn canxi, kali, chất xơ và folate tốt. Đậu nành có thể được chế biến thành các món ăn như đậu tươi, đậu phụ, sữa đậu, các loại chế phẩm lên men như nước tương, miso (một loại đậu phụ lên men của người Nhật – tương tự chao của Việt Nam), tempeh (món ăn của người Indonesia) và dưới hàng ngàn hình thức khác có thành phần từ đạm thực vật hoặc bột đậu nành. Chế biến linh hoạt và đa dạng như vậy, thật chẳng có gì khó hiểu khi đậu nành được xem là thực phẩm thông dụng cho cả người ăn chay và ăn mặn.

Đậu nành có lợi cho sức khỏe không?

Đậu nành ít béo và không chứa cholesterol, vì vậy nó là một thành phần có giá trị trong chế độ dinh dưỡng cân bằng. Tiffani Hays, Phó Giám đốc về dinh dưỡng trẻ em, Trung tâm Nhi khoa Johns Hopkins nhấn mạnh thêm rằng: “Đạm và chất xơ đậu nành có lợi cho sức khỏe cho cả người lớn và trẻ em”.

Ăn đậu nành có thể giúp giảm lượng cholesterol và một số triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ.

Ngoài ra, các bằng chứng khoa học từ trước đến nay cho thấy ăn đậu nành có thể giúp giảm lượng cholesterol và một số triệu chứng mãn kinh. Một số bệnh viện tư tại Mỹ cũng ghi nhận một cách không rõ ràng tác dụng của đậu nành với việc ngăn ngừa ung thư vú, các nhà khoa học thực phẩm vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để chứng minh giả thiết này.

Vì sao đậu nành lại đáng sợ?

Tương tự một số loại đậu khác, đậu nành chứa chất isoflavone, một dạng kích thích tố gốc thực vật có tác dụng tương tự nội tiết tố nữ estrogen (còn được gọi là estrogen thực vật). Isoflavone hoạt động trong cơ thể như một thể yếu của nội tiết tố, chính điều này đã làm nảy sinh các tranh cãi về sự an toàn của đậu nành. Một số điều tra cho thấy isoflavone thúc đẩy estrogen, số khác cho rằng nó có lẽ còn ngăn cản estrogen hoạt động, số khác nữa lại cho rằng isoflavone có khả năng thích ứng, có thể thúc đẩy hoặc cản trở estrogen. Điều này có thể khiến người ta nghĩ rằng một chiếc xúc xích chay có thể gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, nhưng kết luận như vậy rõ ràng là đang đơn giản hóa vấn đề một cách vội vàng.

Đưa đậu nành vào khẩu phần ăn một cách an toàn

Khoa học chỉ ra rằng từ 1 đến 3 khẩu phần đậu nành hàng ngày là an toàn cho chế độ ăn đa dạng. Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy chế độ ăn với đậu nành gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, sinh trưởng và chức năng nội tiết ở người.

Dù vậy, nếu bạn lo ngại mức isoflavone quá cao, bạn có thể kiểm soát liều lượng sử dụng bằng cách xem thông tin dinh dưỡng ghi trên bao bì các thực phẩm chế biến từ đậu nành, chẳng hạn một ly sữa đậu nành 250ml chứa khoảng 20 – 30mg isoflavone, và nửa chén đậu phụ (khoảng 120ml) chứa 32mg isoflavone. Ở các nước châu Á, nơi mà đậu nành đã trở thành một phần thường trực của bữa ăn, lượng isoflavone tiêu thụ trung bình khoảng 25-35mg / ngày / người, bạn có thể căn cứ vào đó để xác định hàm lượng đậu nành có thể đưa vào thực đơn của mình.

Đậu nành có an toàn cho phụ nữ chuẩn bị mang thai?

Chính vì kết luận này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thiết phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tránh sử dụng đậu nành vài ngày trước và sau thời điểm rụng trứng. Tuy nhiên, không có khuyến cáo nào từ các tổ chức y khoa sau kết quả nghiên cứu này, về phía các bộ ngành nông nghiệp cũng không đưa ra hướng dẫn sử dụng đối với đậu nành vì nó không được xem là một thực phẩm nguy hiểm.

Đậu nành có an toàn cho thai phụ và phụ nữ đang cho con bú?

Đậu nành quả thực tốt cho thai phụ và phụ nữ đang cho con bú. Một nghiên cứu tiến hành trên phụ nữ Nhật Bản – là những người sử dụng thường xuyên và với lượng lớn đậu nành trong bữa ăn của họ – xác nhận có sự chuyển hóa isoflavonoid trong tử cung. Tuy nhiên các nhà khoa học lại không tìm được kết quả tiêu cực như vậy. Đối với phụ nữ đang cho con bú, việc dùng các chế phẩm từ đậu nành chỉ tạo ra một lượng isoflavones không đáng kể, do vậy đây không phải là điều mà các bà mẹ cần phải lo ngại.

Đậu nành có an toàn cho bé trai?

Nhà dinh dưỡng học Tiffani Hays trấn an các vị phụ huynh rằng các dữ liệu và nghiên cứu không cho thấy tác hại gây bệnh nào từ việc tiêu thụ đậu nành ở bé trai, vì vậy đậu nành an toàn và là thực phẩm tốt cho sức khỏe của cả bé trai và bé gái như nhau. Mặc dù liên tục có các nghiên cứu xác minh isoflavone trong đậu nành không làm “nữ tính hóa” các bé trai nhưng nỗi lo sợ về isoflavones vẫn ám ảnh, đơn giản chỉ vì chất này được biết đến với cái tên estrogen thực vật – tức là một loại nội tiết tố nữ.

Bất chấp các lo ngại, các nghiên cứu dài hạn vẫn chứng minh rằng trẻ em sử dụng đậu nành không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nội tiết tố và chức năng tiết niệu khi trưởng thành. Tuy nhiên, Hội Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ khuyến cáo sử dụng sữa đậu nành trên một nhóm rất nhỏ số trẻ sơ sinh và nhấn mạnh sữa mẹ vẫn là tốt nhất.

Làm thế nào để kết hợp đậu nành vào chế độ ăn?

Tốt nhất là sử dụng đậu nành tươi hoặc các chế phẩm tự nhiên của nó, chuyên gia dinh dưỡng Tiffani Hays cảnh báo rằng “Nhiều loại thực phẩm công nghiệp thực ra chỉ chứa đạm đậu nành – một loại thực phẩm đã qua rất nhiều công đoạn chế biến, vì vậy các sản phẩm này chẳng đem lại nhiều lợi ích như bạn mong đợi. Thực phẩm càng tự nhiên, càng ít chế biến thì càng tốt.”

Theo đó, quả đậu tươi là lựa chọn thú vị cho bữa ăn nhẹ hoặc món rau ăn kèm, sẽ rất ngon. Tất cả các loại đậu phụ đều tốt cả, bạn có thể làm rất nhiều món thông dụng, đơn giản và ngon miệng với đậu phụ để thay đổi hương vị và khiến bữa ăn hấp dẫn hơn. Nếu thích sữa đậu nành, bạn có thể chọn mua loại được bổ sung canxi và vitamin D, nó có thể thay thế sữa bò tươi trong chế độ ăn nếu bạn ngại dùng nhiều loại sữa.

Đậu nành có an toàn cho cả gia đình?


Đậu nành có rất nhiều cách chế biến để bạn tập cho bé nhiều cách ăn khác nhau. (Ảnh: GettyImages)

Ngay khi con bạn có thể ăn được đồ ăn cứng, hãy cho bé thử ăn đậu nành, đó là cách tuyệt vời để bạn có thể giới thiệu thêm nhiều món và mùi vị mới mà vẫn tốt cho sức khỏe của bé. Đậu nành có rất nhiều cách chế biến để bạn tập cho bé nhiều cách ăn khác nhau, tuy nhiên khi bé còn nhỏ, bạn hãy cố gắng theo sát bé để kịp thời ứng phó các rủi ro có thể xảy ra như ngạt thở hay dị ứng. Nếu bé mẫn cảm và dễ dị ứng, tốt hơn hết hãy để qua năm đầu tiên rồi mới giới thiệu đậu nành vì đậu nành là một loại dị nguyên tương đối phổ biến.

+ Xem thêm:

MUỐN CÓ THAI THÌ KHÔNG UỐNG HAY ĂN ĐẬU NÀNH

KHI NÀO MỚI ĐƯỢC QUAN HỆ TÌNH DỤC SAU SINH CON?


Nguồn bài viết: webtretho
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: