Sự Thật Kinh Hoàng Đằng Sau Những Hộp Sữa - Phần 3

  5723

Vậy tại sao Phụ nữ không cho con bú? Trước khi sữa công thức trở thành chuyện bình thường, việc nuôi con bằng sữa mẹ là một hoạt động hằng ngày thông qua việc bắt chước và học hỏi trong gia đình và cộng đồng.

Vậy tại sao Phụ nữ không cho con bú?

Trước khi sữa công thức trở thành chuyện bình thường, việc nuôi con bằng sữa mẹ là một hoạt động hằng ngày thông qua việc bắt chước và học hỏi trong gia đình và cộng đồng. Các bà mẹ trở thành chuyên gia của bản thân thông qua việc thử nghiệm và thất bại. Nhưng ngày nay, điều phải nên tự nhiên nhiều hay ít lại trở thành phức tạp quá mức – việc tập trung của các chiến lược và chính trường toàn cầu, làm luật, những nhóm vận động hành lang, các nhà hoạt động và sự can thiệp đầy dụng ý nhưng thỉnh thoảng kém hiệu quả và mang tính sùng bái cá nhân của những chuyên gia.

Theo Mary Smale, điều làm nên sự khác biệt, đặc biệt đối với những phụ nữ thiệt thòi về mặt xã hội, chính là sự tự tin về khả năng nuôi con bằng sữa mẹ và được hỗ trợ.

“Quan niệm về ‘khả năng của bản thân’ – nói cách khác, đó là bạn có nghĩ là mình làm được điều gì đó hay không – rất quan trọng. Bạn có thể nói với một người mẹ rằng nuôi con bằng sữa mẹ là một ý hay, nhưng cô ấy phải tin vào nhiều thứ để có thể làm được điều đó. Trước tiên, cô ấy phải nghĩ rằng đó là điều tốt – điều đó sẽ tốt cho hai mẹ con cô ấy. Thứ nhì, cô ấy phải nghĩ rằng: ‘Tôi là người có thể làm được điều đó;’ thứ ba – và có lẽ là điều quan trọng nhất – là niềm tin rằng nếu mình gặp khó khăn, thì cô ấy là người có thể, với sự trợ giúp, sẽ là người giải quyết được những vấn đề đó.

Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho thấy những người mẹ có thu nhập thấp thường tin rằng cho con bú bị đau, và họ cũng có xu hướng tin rằng sữa công thức tốt như sữa mẹ. Vì vậy ngay từ ban đầu,  đơn giản là họ không có động lực để nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng thật ra; cái chính là ở suy nghĩ rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì bạn chẳng thể làm được gì; chẳng hạn nếu bạn cho con bú mà không bị đau thì đó chẳng qua là do bạn may mắn thôi. Tư duy này rất khác so với một người mẹ ở tầng lớp trung lưu vốn đã quen với việc nhờ giúp đỡ để giải quyết vấn đề nào đó, người đã không ngại ngần nhấc điện thoại lên, hoặc nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ, ‘Tôi muốn được giúp đỡ về chuyện này.”

Hầu như tất cả phụ nữ – khoảng 99% – đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ thành công và có đủ sữa cho con không chỉ để cho con lớn mà còn phát triển nữa. Với việc được khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ, hầu như tất cả phụ nữ đều sẵn sàng bắt đầu việc cho con bú; tuy nhiên tỉ lệ từ bỏ lại đáng báo động: 90% phụ nữ ngưng trong sáu tuần đầu tiên nói rằng ước gì mình vẫn tiếp tục cho con bú mẹ. Và có vẻ như tỉ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn có thể kéo dài lâu hơn nếu như người mẹ được hỗ trợ thường xuyên, và nếu gia đình và cộng đồng chấp nhận việc cho con bú, cả ở nhà lẫn ở nơi công cộng, thì việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ càng rõ ràng và phổ biến hơn.

Rõ ràng, không có hỗ trợ về mặt xã hội, và bức tranh lớn hơn về sự tương phản giữa việc nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi con bằng sữa công thức cho rằng, ngoài ra, một hỗn hợp các nhân tố phức tạp – y tế, kinh tế xã hội, văn hóa và chính trị – đã thường xuyên làm suy giảm sự tự tin của người mẹ, trong khi vẫn cổ súy cho quan điểm cho rằng nuôi con bằng sữa công thức là về lối sống hơn là sức khỏe, và rằng cơ thể của người phụ nữ hiện đại đơn giản không phải dành cho việc sản xuất đủ sữa cho nòi giống của mình.

“Nuôi con bằng sữa mẹ là một thỏa hiệp tự nhiên giữa hai mẹ con và bạn liều lĩnh can thiệp vào việc này, ” Giáo sư Mary Renfrew, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Mẫu Nhi, Trường Đại học New York phát biểu. “Nhưng, trong những năm đầu của thế kỷ vừa qua, người ta đã rất bận rộn để can thiệp nó. Về mặt sinh thái học của việc nuôi con bằng sữa mẹ, điều mà bạn có là một môi trường sống tự nhiên đã bị làm nhiễu loạn. Nhưng đó không phải là sự xuất hiện của một động vật ăn thịt lớn nào cả – mà chính là sự phát minh ra sữa nhân tạo – đó mới là mấu chốt vấn đề. Thực tế là môi trường sống này đã bị những thế lực khác làm suy yếu khiến nó dễ gặp thảm họa.”

Nếu bạn đọc các sách về y khoa vào đầu thế kỷ 20, bạn sẽ thấy nhiều câu nói về việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được khoa học công nhận vì độ chính xác của chúng, và bạn có thể thấy những kiến thức này bắt đầu bị rơi rụng. Điều này thất bại, Renfrew nói, phần lớn là do nỗi sợ hãi và mất niềm tin rằng khoa học chứng mình được quá trình tự nhiên của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Cụ thể là, thực tế việc một người mẹ có thể đặt một đứa bé lên ngực và làm chuyện khác khi đang cho con bú, và để cho con tự nhiên rời vú mẹ khi đã no, đã bị xem là không có thứ tự và không chính xác. Kiểu mẫu y học/khoa học lại thay thế tình huống tự nhiên này bằng việc cân đong chính xác – ví dụ như bao nhiêu ml sữa mà một đứa trẻ lý tưởng cần cho mỗi cữ bú – điều này làm lệch đi sự cân bằng tự nhiên giữa mẹ và con, và thiết lập chuyện cho con bú bình như là một tiêu chuẩn sinh học.

Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cũng bắt đầu suy giảm là kết quả của việc hoàn cảnh của nữ giới đã thay đổi sau thế chiến thứ nhất, khi nhiều người mẹ để con ở nhà vì hệ quả của việc giải phóng  phụ nữ – việc mất mát đàn ông trong “các trận giết chóc” – và thậm chí ở khía cạnh rộng lớn hơn với việc xảy ra Thế chiến Thứ Hai, khi càng nhiều phụ nữ có việc làm bên ngoài thay vì làm ở nhà.

“Đó cũng là làn sóng đầu tiên của chủ nghĩa nữ giới,” Renfrew nói “điều này đã đóng sâu vào nhận thức của mọi người vào những năm 60, và khuyến khích người phụ nữ rời xa con mình và bắt đầu sống cho bản thân. Vì vậy một việc có trở nên có ích – đó là phụ nữ hỗ trợ lẫn nhau – thực tế lại tạo một tình huống mà thậm chí người có học, có gia đình, có nhận thức có thể đã đặt câu hỏi (về việc có ích đó) – đã hoang mang một thời gian. Hậu quả là, chúng ta đầu hàng bằng cách đánh mất dần sự tự tin nuôi con bằng sữa mẹ, giảm dần sự hiểu biết về tầm quan trọng của sữa mẹ và giảm dần khả năng hỗ trợ của những người làm trong ngành y.  Và, tất nhiên, tất cả những điều này xảy ra cùng lúc với sự phát triển kỹ thuật cho sự ra đời của sữa công thức và việc có mặt tự do của sữa công thức.”

+ Xem thêm:

+ SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 1

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 2

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 3

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 4

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 5

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 6

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN CUỐI


Nguồn bài viết: Webcuame
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: