Sự Thật Kinh Hoàng Đằng Sau Những Hộp Sữa - Phần 1

  91462

Cho trẻ con loại thức ăn chế biến cao cấp tiện lợi gọi là “sữa công thức”. Hậu quả về sức khỏe gồm có: gấp năm lần nguy cơ viêm ruột, gấp hai lần nguy cơ phá triển bệnh tiểu đường và gấp cho tới tấm lần nguy cơ ung thư máu – thật choáng váng.

Phần 1: Sự Thật Kinh Hoàng Đằng Sau Những Hộp Sữa

Bài đăng lần đầu tiên trên tạp chí The Ecologist vào năm 2006.

**********************************************************************

Loài người đã cho con bú khoảng gần nửa triệu năm nay. Chỉ cách đây 60 năm thôi chúng ta mới bắt đầu cho trẻ con loại thức ăn chế biến cao cấp tiện lợi gọi là “sữa công thức”. Hậu quả về sức khỏe gồm có: gấp năm lần nguy cơ viêm ruột, gấp hai lần nguy cơ phá triển bệnh tiểu đường và gấp cho tới tấm lần nguy cơ ung thư máu – thật choáng váng.

Các công ty sản xuất sữa công thức UK (United Kingdom – Anh) tốn khoảng 20 bảng Anh mỗi bé để khuyến khích nuôi con bằng sữa công thức so với con số nhỏ xíu 14 pence mỗi bé mà chính phủ bỏ ra để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta có thể hi vọng đảo ngược tình hình không? Pat Thomas vạch trần một thế giới mà những kẻ săn mồi đội lốt hãng sữa trẻ em, những nhân viên y tế thiếu trách nhiệm và một cộng đồng thiếu hiểu biết, thiếu thông cảm đã và đang hùn nhau giật trẻ em ra khỏi bầu vú mẹ để ấn miệng các con vào bình sữa.

Tất cả các loài động vật có vú đều cho con bú, và loài người cũng đã cho con bú vú ít nhất là 400 trăm triệu năm nay. Hàng thế kỷ nay, khi một người mẹ không thể cho con bú thì một người phụ nữ có sữa khác, hay còn gọi là “vú em” (wet nurse) đảm nhận việc này. Chỉ cách đây chừng 60 năm chúng ta phần lớn đã bỏ quên bản năng làm mẹ của mình và, thay vào đó, đã hăm hở chấp nhận thứ văn hóa nuôi con bằng bình sữa để không chỉ khuyến khích người mẹ cho con mình sữa công thức chế biến qua rất nhiều công đoạn ngay từ khi chào đời, mà còn tin rằng những loại thay thế sữa mẹ này nếu không tốt hơn thì cũng bằng sữa mẹ thật.

Khi tạo ra sữa công thức, người ta đã không hề nghĩ rằng ngày nay nó lại được sử dụng rộng rãi như vậy. Sữa công thức được phát minh vào cuối những năm 1800 như là một phương tiện để cung cấp thức ăn cho những đứa trẻ bị bỏ rơi và trẻ mồ côi bị đói khát. Trong bối cảnh hạn hẹp này – khi xung quanh không có bất kỳ thức ăn nào – thì sữa công thức là một phao cứu sinh.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, và chủ đề dinh dưỡng của loài người nói chung – và dinh dưỡng dành cho trẻ em nói riêng – trở thành chuyện “khoa học”, những sản phẩm thay thế sữa mẹ được bán rộng rãi cho công chúng như một cải thiện về mặt kỹ thuật cho sữa mẹ.

Nếu có ai đó hỏi “tôi nên dùng sữa công thức nào?” Hoặc “loại nào giống sữa mẹ nhất?”  thì câu trả lời là “không ai biết” vì không hề có nguồn khách quan nào cung cấp thông tin đó. Đây là ý kiến của Mary Smale, chuyên viên tư vấn sữa mẹ 28 năm của tổ chức National Childbirth Trust (NCT). “Chỉ có nhà sản xuất mới biết trong sản phẩm của họ có gì, và họ sẽ không nói ra đâu. Họ có thể quảng cáo những nguyên liệu đặc biệt “lành mạnh” như oligosaccharides, các a-xít béo chuỗi dài  hay beta-carotene như cách đây một thời gian, nhưng thực ra họ không bao giờ cho bạn biết sản phẩm được làm chủ yếu từ cái gì và những nguyên liệu ở đâu mà có.”

Những thành phần được biết là có trong sữa mẹ đã và đang được sử dụng như là một tham khảo chung cho các sản phẩm công thức dành cho trẻ em của những người trong ngành khoa học. Nhưng, cho tới ngày hôm nay, không có một “công thức” thực sự nào dành cho sữa công thức. Thực tế, quá trình chế biến sữa công thức cho trẻ em, từ buổi ban đầu, là chuyện thử nghiệm và sai lầm.

Với lý do đó, các nhà sản xuất có thể cho bất kỳ thứ gì họ thích vào sữa công thức. Thật ra, công thức cho một sản phẩm có thể khác nhau từ đợt này đến đợt khác, tùy theo giá cả và có đủ nguyên liệu hay không. Mặc dù chúng ta thường cho rằng sữa công thức được quản lý khá chặt chẽ, nhưng lại không có quy định rõ ràng nào cho các nhà sản xuất cả. Chẳng hạn, họ không phải nghiệm thu các thành phần cụ thể nào của bất kỳ đợt hàng hay nhãn hiệu nào với cơ quan chức năng nào cả.

Hầu hết các sản phẩm sữa công thức thương mại đều có nguyên liệu chính từ sữa bò. Nhưng trước khi bé có thể bú sữa bò dưới dạng sữa công thức thì sữa bò cần phải điều chỉnh rất nhiều.  Lượng đạm và khoáng chất phải giảm xuống và tăng carbohydrate, thông thường bằng cách cho thêm  đường. Chất béo trong sữa bò, vốn không dễ hấp thụ trong cơ thể người, đặc biệt đối với cơ thể có hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, bị bỏ ra và thay vào đó với chất béo trong thực vật, động vật hoặc từ khoáng chất.

Vitamins và vi chất được thêm vào, nhưng không phải lúc nào cũng ở dạng dễ tiêu hóa nhất. (Có nghĩa rằng khi họ tuyên bố sữa công thức là “hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng” thì không sai, nhưng chỉ có nghĩa thô thiển nhất là đã cho vào tất tần tật những vitamins và khoáng chất vào một sản phẩm  thấp kém về mặt dinh dưỡng.)

Nhiều loại sữa công thức cũng cực kỳ ngọt. Mặc dù hầu hết sữa công thức dành cho trẻ em không chứa đường dưới dạng sucrose, nhưng chúng có thể chứa những loại đường khác với liều lượng cao chẳng hạn như lactose (chất ngọt/đường trong sữa), fructose (đường từ trái cây), glucose (còn gọi là dextrose, một loại đường đơn có trong thực vật) và maltodextrose (đường từ mạch nha). Bởi vì luật pháp có chỗ sơ hở, những thứ này vẫn có thể được quảng cáo là “không có sucrose’.

Sữa công thức cũng có thể có những chất nhiễm khuẩn không lường trước được trong quá trình sản xuất. Một số có thể chứa bắp và đậu nành đã được chuyển hóa về mặt di truyền học.

Vi khuẩn Salmonella và aflatoxins – là các nhân tố có khả năng gây độc, gây ung thư, gây đột biến, gây suy giảm miễn dịch (các tác nhân này) được tạo ra từ nấm Aspergillus –thường xuyên bị phát hiện trong sữa công thức, cũng như Enterobacter sakazakii, một mầm bệnh có sức tàn phá được tìm thấy trong thực phẩm có thể gây ra sepsis (nhiễm trùng máu), meningitis (viêm màng não) và enterocolitis (viêm ruột non và ruột kết có thể dẫn đến hoại tử) ở trẻ sơ sinh.

Việc đóng gói sữa công thức thỉnh thoảng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi bị trộn lẫn với thủy tinh vỡ và những mảnh kim loại cũng như các hóa chất công nghiệp chẳng hạn như phthalates và bisphenol A (cả hai đều là tác nhân gây ung thư) và, gần đây nhất trong bao bì sữa công thức, người ta  còn phát hiện ra isopropy thioxanthone (ITX; một chất nghi gây ung thư khác).

Sữa công thức còn chứa nhiều độc tố vượt mức giới hạn hoặc kim loại nặng, kể cả nhôm, manganese, cadmium và chì.

Sữa công thức làm từ đậu nành cũng đáng lưu tâm do lượng oestrogens khá cao từ thực vật (phytoestrogens). Thực tế, lượng phytoestrogens trong máu của trẻ sơ sinh bú sữa công thức làm từ đậu nành có thể cao gấp 13 000 đến 22 000 lần so với lượng oestrogens tự nhiên. Oestrogen cao hơn lượng thường thấy trong cơ thể có khả năng gây ung thư.

Xem tiếp: 

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 2

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 3

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 4

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 5

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN 6

SỰ THẬT KINH HOÀNG ĐẰNG SAU NHỮNG HỘP SỮA - PHẦN CUỐI


Nguồn bài viết: Webcuame
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: