Sơ Cứu Khẩn Cấp Khi Trẻ Bị Chó Cắn

  4486

Khi trẻ bị chó cắn, cha mẹ cần tiến hành ngay những bước sơ cứu để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng hay dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Khi trẻ bị chó cắn, cha mẹ cần tiến hành ngay những bước sơ cứu để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng hay dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Trẻ bị chó cắn: Cách sơ cứu khẩn cấp

- Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly trẻ với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với trẻ và người sơ cứu.

Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị.

Tốt nhất sau khi con chó cắn nạn nhân bớt hung dữ bạn tìm cách bắt nó nhốt lại để theo dõi nhé bởi tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ bị chó cắn, cha mẹ cần tiến hành ngay những bước sơ cứu để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng hay dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

- Theo Sức khỏe và đời sống, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.

- Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…)

- Làm sạch vết thương: Sau khi trẻ không còn hoảng loạn, bạn tiến hành làm sạch vết thương. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất sơ cứu vết thương khi bị chó cắn. Bạn nên dùng bông tiệt trùng để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

- Sát trùng kỹ vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương, dùng bông lau khô, bạn dùng cồn, nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Chỉ dùng một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để trẻ không bị xót.

– Tiến hành cầm máu vết thương: Hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương nếu có thể để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu.

- Đưa trẻ đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

Theo dõi 15 ngày sau khi trẻ bị chó cắn

Bác sĩ Nguyễn Trần Việt Tánh - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết: Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm văcxin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm văcxin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm văcxin.

Tiên vacxin theo chỉ dẫn của bác sĩ

Đối với các trường hợp bị cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại; bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ; hoặc có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu thì phải tiêm đồng thời cả văcxin phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Tiêm ngừa dại trong những trường hợp bị vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó hoặc con chó đang bị ốm.

Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm văcxin. Khi tiêm văcxin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại văcxin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.

Lưu ý các bậc phụ huynh nuôi chó khi trong nhà có trẻ nhỏ

Phụ huynh nên lưu ý trong dịp hè hoặc ngoài giờ học ở trường, các bé về nhà là thời gian phụ huynh bận việc nhà, ít để ý đến bé nên dễ xảy ra tai nạn. Đặc biệt là các gia đình nuôi chó nên càng phải chú ý hơn, cần cho bé chơi ở khu vực an toàn xa nơi nhốt hoặc nơi chó thường lui tới.

Bị chó cắn đặc biệt là chó dại sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân nếu chúng ta không biết cách xử lý phù hợp, hiệu quả, cách xử trí vết thương khi bị chó cắn trên đây sẽ giúp bạn chủ động xử lý khi người thân hay bất kỳ ai bị chó cắn, có như thế mới có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với nạn nhân đặc biệt là những nơi xa cơ sở y tế. Giữ bình tĩnh, tiến hành sơ cứu cẩn thận, từng bước một theo hướng dẫn trên đây sẽ góp phần loại trừ được những tình huống xấu có thể xảy ra.

+ Xem thêm:

SƠ CỨU KHI BÉ BỊ ĐỨT TAY

CÁCH SƠ CỨU KHI BÉ BỊ BỎNG CÁC MẸ PHẢI THUỘC NẰM LÒNG


Nguồn bài viết: giadinhvn.vn
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: