Sinh Thường Và Những Cơn Đau Chết Đi Sống Lại

  3896

Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã nghe mọi người truyền tai nhau rằng, đau đẻ được coi là nỗi đau đớn nhất trong cuộc đời phụ nữ . Các mẹ hãy cùng Nuôi Dạy Con Thông Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã nghe mọi người truyền tai nhau rằng, đau đẻ được coi là nỗi đau đớn nhất trong cuộc đời phụ nữ và thường rất khó diễn tả.

Điều này khiến cho một số mẹ bầu cảm thấy hoang mang và lo sợ về việc sinh thường. Vậy thực sự thì đẻ thường có đau không và mức độ đau như thế nào? Các mẹ hãy cùng Nuôi Dạy Con Thông Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cơn đau đẻ như thế nào?

Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu khoa học, cơ thể con người bình thường chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (được đo bằng del unit). Nhưng khi sinh thường, mức độ đau đã lên tới 57 del unit. Người ta so sánh mức độ này tương đương với việc mẹ bị gãy 20 cái xương trong cơ thể cùng một lúc.

Điều này cho thấy cơn đau đẻ mà mẹ phải chịu khi sinh thường là một nỗi đau không có gì sánh nổi và nếu mẹ không sinh con thì trong cuộc đời mẹ sẽ không phải chịu một nỗi đau nào tương tự như vậy.

Tuy nhiên, với mỗi người sẽ có một nỗi đau khác nhau, không ai giống ai cả. Có những mẹ bầu đau vật vã hàng mấy chục tiếng mới chuyển dạ xong. Trong khi đó, có mẹ lại chỉ đau trong khoảng một giờ là bé đã chào đời. Nhưng dù thế nào, đó cũng sẽ là cơn đau mà chắc hẳn mẹ nào cũng sẽ nhớ suốt đời khi đã trải qua.

Cơn đau mà mẹ phải chịu khi sinh thường tương đương với nỗi đau như mẹ bị gãy 20 cái xương cùng một lúc.

Tại sao mẹ bầu lại đau khi chuyển dạ?

Các cơn đau chuyển dạ xuất hiện cùng với cơn co thắt khi tử cung đóng vai trò đẩy em bé ra ngoài trong quá trình sinh nở. Một cơn đau chuyển dạ thường phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như:

  • Độ mạnh của cơn co thắt, chúng sẽ tăng dần theo thời gian cho tới khi sinh xong, khiến mức độ đau cũng tăng theo.
  • Kích thước thai nhi: Thai nhi càng to, cơn đau càng lớn.
  • Độ mở của tử cung: Tử cung mở càng rộng, mẹ bầu càng ít đau đớn.
  • Vị trí nằm của thai nhi.
  • Tốc độ của cơn đau khi sinh.

Cơn đau này không chỉ xuất hiện ở vùng bụng mà còn lan sang vùng xương chậu, tầng sinh môn, bàng quang, lưng, ruột. Tất cả các bộ phần này sẽ cùng hỗ trợ cho tử cung để đẩy bé ra ngoài nhanh hơn, khiến cơn đau cũng mạnh lên.

Một cơn đau đẻ thường được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn các cơn co thắt thúc đẩy cổ tử cung mở ra, sao cho tới khoảng cách là 10 cm, đủ để bé có thể chui được ra ngoài. Các cơn đau lúc này sẽ kéo dài khoảng 1 phút và chưa đầy 3 phút lại quay trở lại. Mức độ đau tăng dần theo độ mạnh của các cơn co thắt, tới khi tử cung gần mở hết, mẹ sẽ cảm nhận được những nỗi đau “không kể xiết”.

Cơn đau này không chỉ xuất hiện ở vùng bụng mà tầng sinh môn và lưng cũng đau. Tuy rất đau đớn nhưng mẹ lưu ý không cố rặn vì cổ tử cung vẫn chưa mở đủ để bé ra ngoài. Cố rặn sẽ khiến có tử cung bị tổn thương vì bị chèn ép khiến bé khó ra hơn.

Thông thường giai đoạn 1 kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ, nhưng cũng có khi lên tới hàng chục tiếng, điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu.

Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn cổ tử cung đã mở hoàn toàn, mẹ cần rặn hết sức để đẩy bé ra ngoài. Lúc này, mức độ đau thường không tăng. Nhưng các cơn co thắt lại có cường độ mạnh hơn. Mẹ cần phối hợp với các cơn co để rặn.

Quá trình này sẽ khiến mẹ mất rất nhiều sức lực và vô cùng mệt mỏi, mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi, hít thở giữa các cơn co để có sức rặn mạnh nhất. Sau đợt co thắt cuối cùng, bé yêu của mẹ sẽ nhanh chóng chào đời cũng là lúc người mẹ mệt lả.

Giai đoạn 3

Sau khi sinh xong, các cơn đau và co thắt sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn. Mẹ chỉ còn cảm thấy đau một chút. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bị rạch tầng sinh môn thì cơn đau lúc này vẫn còn và chúng xuất phát từ vết rạch. Bác sĩ sẽ phải tiến hành thủ thuật khâu tầng sinh môn. Nếu đau quá, mẹ sẽ được cho sử dụng thuốc gây tê và thuốc giảm đau.

Như vậy có thể thấy quá trình sinh con không hề dễ dàng với những nỗi đau gần như “chết đi sống lại”. Nhưng mẹ sẽ cảm thấy chúng thực sự xứng đáng khi nhìn thấy khuôn mặt xinh xắn của con yêu!

Mẹ Ăn Những Thực Phẩm Này Trước Khi Sinh Sẽ Rút Ngắn Thời Gian Chuyển Dạ

Cách Giúp Tầng Sinh Môn Mau Lành Sau Khi Sinh Thường


Nguồn bài viết:
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: