Nếu mẹ chăm sóc sai cách có thể khiến rốn trẻ sơ sinh chảy nước vàng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, đây là thử thách không nhỏ đối với những ai lần đầu làm mẹ.
1. Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh chảy nước vàngRốn trẻ sơ sinh cần chăm sóc kỹ để không bị cứng, bưng mủ, chảy nước vàng
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong vòng 2 tuần đầu tiên, trừ một số trường hợp đặc biệt như trẻ bị chồi hạch rốn hoặc các mạch máu rốn chậm khô sẽ rụng chậm hoặc bị nhiễm trùng, chảy nước vàng.
Ngoài ra, khi rụng rốn, chân rốn có thể rỉ ra một ít dịch trắng và hôi khoảng 3 ngày là sạch. Trong trường hợp rụng rốn, nếu trẻ vẫn bị chảy nước vàng thì có thể con đã bị chồi hạch rốn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị tốt thì có thể dẫn tới nhiễm trùng rốn.
2. Làm gì khi rốn trẻ sơ sinh chảy nước vàng?
Việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh khi bị chảy nước vàng rất quan trọng vì nó quyết định rốn trẻ sớm bình phục hay không. Do đó, mẹ cần lưu ý:
Mẹ nên giữ rốn trẻ thông thoáng
- Khi rốn bị ướt nên dùng nước ấm pha ít muối hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9% để là sạch rốn. Mẹ dùng bông thấm nhẹ để làm khô rốn, ngày thực hiện khoảng 3, 4 lần. Mẹ tuyệt đối không dùng cồn hoặc cồn i-ốt để vệ sinh rốn cho bé vì có thể làm chết các tế bào da non ở rốn.
- Sau khi vệ sinh cho trẻ bằng nước muối sinh lý, mẹ có thể dùng thuốc nước đỏ (thuốc làm khô rốn), chấm đều lên phần rốn và tuyệt đối không để lan ra phần da xung quanh rốn.
- Cố gắng giữ cho phần rốn trẻ được thoáng, hạn chế bịt kín hoặc cọ xắt và có thể gây tổn thương rốn. Mỗi lần thay tã hãy gấp phía trên tã để đảm không trầy xước da rốn.
- Không để nước dính vào rốn trẻ khi tắm. Vì nếu để nước vào rốn sẽ khiến rốn lâu khô dễ bị nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc lên rốn, cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi muốn bôi bất kỳ loại thuốc nào lên rốn của trẻ.
+ Xem thêm:
Mách Mẹ Cách Vệ Sinh Rốn Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Khoa Học
CHĂM SÓC RỐN TRẺ SƠ SINH SAU KHI RỤNG ĐỂ TRÁNH NHIỄM TRÙNG