Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ là một vấn đề đáng lo ngại thực sự vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm lý của chúng như sức đề kháng kém, sút cân, chậm tăng cân, ốm yếu, lo lắng…
Hiểu rõ được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ không nên để bé rơi vào tình trạng bị thiếu ngủ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc hàng ngày. Dưới đây là những điều mà bạn cần biết về các vấn đề rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ và cách chữa trị kịp thời.
Những dấu hiệu cho biết trẻ ngủ không đủ giấc:
– Ngáp nhiều
– Sụp mí mắt
– Ít chơi đùa
– Mệt mỏi
Những triệu chứng âm thầm của việc trẻ bị rối loạn giấc ngủ:
Trong khi ngáy là triệu chứng phổ biến của rối loạn giấc ngủ ở người lớn thì ở trẻ nhỏ lại khác. Dưới đây là những triệu chứng rối loạn giấc ngủ mà bé nhà bạn có thể gặp:
Đái dầm vào ban đêm: Trẻ em từ 8 đến 12 tuổi thường đi tiểu thường xuyên hơn do phải bài tiết natri trong nước tiểu. Điều này cũng làm thay đổi các nội tiết tố liên quan đến việc bài tiết và dẫn đến tỉ lệ tăng huyết áp và nhịp tim cao hơn. Vì vậy, hãy chú ý đến việc đi tiểu của trẻ và chuẩn bị giường chiếu thoải mái nhất để bé ngủ đêm ngon giấc, cũng như không chỉ trích gay gắt trẻ khi trẻ tè dầm ra giường.
Ngủ mê sảng: Khi ngủ mê sảng, trẻ nhỏ rất thường có những hành vi bất thường như trở mình nhiều lần khi ngủ, nói khi ngủ, cười khi ngủ hoặc tỉnh giấc vào ban đêm.
Mộng du: Mộng du là hành động nói, ngồi dậy, đi hoặc thậm chí là tè luôn khi đang ngủ mà không ý thức được mình đang làm gì. Mộng du thường xảy ra trong khoảng 1 đến 2 tiếng sau khi ngủ và kéo dài từ 10 đến 15 phút. Trẻ nhỏ và những người lớn quá căng thẳng có thể gặp triệu chứng rối loạn giấc ngủ này.
Nghiến răng: Nghiến răng nghe có vẻ không liên quan đến giấc ngủ, nhưng lại là biểu hiện thầm lặng của chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bí ẩn về vấn đề này mà khoa học chưa thể giải thích được.
Chậm lớn: Giấc ngủ vô cùng quan trọng với con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi vì ngủ giúp trẻ lấy lại cân bằng cơ thể, sản sinh hoóc-môn tăng trưởng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu tình trạng thiếu ngủ diễn ra thường xuyên, trẻ sẽ bị suy nhược cơ thể, ăn ít hoặc ăn nhiều nhưng chậm lớn và chậm phát triển chiều cao.
Giảm sức đề kháng, dễ ốm yếu: Như đã nói ở trên, sức khỏe giúp cân bằng cơ thể. Khi trẻ bị thiếu ngủ, sức đề kháng của trẻ sẽ bị yếu đi và tạo điều kiện cho bệnh dịch tấn công, ví dụ như ho, cảm cúm và nhiễm vi-rút.
Hypersomnia: Hypersomnia cũng là một loại rối loạn giấc ngủ. Biểu hiện của rối loạn này là trẻ buồn ngủ vào ban ngày, nhưng lại khó ngủ và ngủ ít vào ban đêm.
Hội chứng chân không yên: Đây là trạng thái hai chân muốn vận động mất kiểm soát do rối loạn của hệ thống thần kinh. Hội chứng này được cho là có liên quan đến việc thiếu máu. Nó có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn khi họ ngồi hay nằm nghỉ.
Cách điều trị:
Tùy vào từng triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ, các mẹ nên cho con đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ví dụ, khi trẻ bị chứng ngưng thở khi ngủ, mẹ nên cho con đi khám vòm họng và amidan; nếu trẻ nghiến răng khi ngủ, mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ nha khoa để chỉnh răng; nếu trẻ bị hội chứng chân không yên, bạn cần đưa trẻ đi khám và bổ sung sắt cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày.
Mẹo để trẻ nhỏ ngủ đêm ngon giấc:
– Tắt hết các thiết bị điện tử trước khi cho trẻ ngủ như điện thoại, bộ phát wifi.
– Bổ sung các thực phẩm giàu sắt và các vitamin, khoáng chất thiết yếu trong các bữa ăn của trẻ.
– Vệ sinh giường chiếu và trang bị giường chiếu thoải mái để trẻ ngủ ngon giấc.
– Tạo giờ ngủ nghỉ cố định cho trẻ nhỏ.
– Sử dụng đèn ngủ có độ sáng thích hợp.
– Kể chuyện cho trẻ hoặc hát ru để trẻ dễ ngủ.
– Liên hệ bác sĩ nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ kéo dài mà không được cải thiện.
+ Xem thêm:
MÁCH MẸ THỰC PHẨM GIÚP BÉ NGỦ NGON