Rò Luân Nhĩ Ở Trẻ Mẹ Chớ Coi Thường Kẻo Biến Chứng Nguy Hiểm

  19349

Hầu hết các phụ huynh khi cho con đến khám bệnh cho biết họ đều phát hiện được cái lỗ nhỏ ở vành tai trên của con, nhưng không biết đó là dò luân nhĩ

Theo báo cáo của các cơ sở y tế, hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm tai do dò luân nhĩ có chiều hướng gia tăng.

Theo báo cáo của các cơ sở y tế, hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm taido dò luân nhĩ có chiều hướng gia tăng. Trong khi hầu hết các phụ huynh khi cho con đến khám bệnh cho biết họ đều phát hiện được cái lỗ nhỏ ở vành tai trên của con, nhưng không biết đó là dò luân nhĩ và có thể gây bệnh.

Vì sao trẻ sơ sinh bị dò luân nhĩ?

Dị tật dò luân nhĩ (preauricular sinus) là một dị tật bẩm sinh, thường xảy ra ở tuần thứ 6 của bào thai, làm tồn tại một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Đường dò là một ống, lót trong thành ống này là biểu mô có khả năng chế tiết. Về bào thai học, dò luân được hình thành do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai để tạo ra tai ngoài. Dị tật này xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai. Dò luân nhĩ có thể xuất hiện độc lập, đơn giản nhưng cũng có thể kết hợp với những dị tật khác tạo thành những hội chứng biểu hiện bệnh lý toàn thân như hội chứng khe mang - tai - thận, teo nửa mặt…

Dấu hiệu trẻ bị dò luân nhĩ

Trẻ sơ sinh bị dò luân nhĩ có các dấu hiệu: ngứa, sưng; có rỉ dịch ở lỗ dò; tiết chất bã đậu trắng đục ở lỗ dò do trẻ gãi, bóp, nặn…; trẻ bị sốt, đau, lỗ dò viêm sưng đỏ do bị nhiễm khuẩn tạo thành một ổ áp-xe ngay tại lỗ dò hoặc lan ra những vị trí khác sau tai…

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị dò luân nhĩ cho trẻ sơ sinh phải dùng kháng sinh thích hợp. Sau đó, khi đã hết viêm nhiễm sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ đường dò.

Đối với trường hợp đường dò bị áp-xe, phải điều trị qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: rạch thoát mủ ổ áp-xe trước và kết hợp với điều trị kháng sinh thích hợp; Giai đoạn 2: phẫu thuật loại bỏ toàn bộ đường dò ổn định.

Dò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh nên chúng ta chỉ phòng ngừa được sự viêm nhiễm bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Cha mẹ và người nuôi trẻ tuyệt đối không được bóp nặn vào lỗ dò của bé. Nếu thấy trẻ hay đưa tay gãi hoặc lỗ dò có những triệu chứng như rỉ dịch nhờn, quanh lỗ dò phình lớn hơn… thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để trẻ được khám, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị sớm.

Tuy nhiên, có những trẻ mắc dị tật dò luân nhĩ nhưng vẫn chung sống cả đời với dị tật đó mà không gây ra bệnh lý gì. Trái lại, có những trường hợp trẻ bị dị tật gây viêm nhiễm, rỉ dịch, sưng đau, gây áp-e xung quanh… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trong các trường hợp này, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần đưa con đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và điều trị kịp thời. Những ca bệnh cần thiết có thể mổ sớm để bảo đảm sức khỏe và thẩm mỹ cho trẻ.

+ Xem thêm:

SAI LẦM MẸ HAY MẮC PHẢI KHI CHĂM SÓC TAI MŨI HỌNG CHO BÉ

SAI LẦM KHI SỬ DỤNG BÔNG NGOÁY TAI HÀNG NGÀY CHO TRẺ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: