QUY TRÌNH VỆ SINH RỐN HÀNG NGÀY CHO BÉ SƠ SINH CÁC MẸ NHỚ NHÉ

  16485

Rốn của trẻ sơ sinh là một bộ phận tồn tại lại các mạch máu dưỡng nuôi trẻ trong thai kỳ. Nó chưa thể rụng hẳn khỏi cơ thể khi đứa trẻ chỉ vừa mới chào đời.

Ở các nước đang phát triển như nước ta, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn khá cao. Mẹ hãy biết cách vệ sinh rốn cho bé nhé! 

Ở các nước đang phát triển như nước ta, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn khá cao. Do đó, công tác chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh luôn được thực hiện kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn cho mọi đứa trẻ. Là một người mẹ, bạn cũng nên biết những điều cơ bản để tự chăm sóc rốn cho con tại nhà.



Rốn của trẻ sơ sinh là một bộ phận tồn tại lại các mạch máu dưỡng nuôi trẻ trong thai kỳ. Nó chưa thể rụng hẳn khỏi cơ thể khi đứa trẻ chỉ vừa mới chào đời. 

Cuống rốn được xem là một vết thương hở. Đây chính là cửa ngõ để các vi khuẩn và vi trùng tìm cách xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhiễm trùng tại chỗ có thể được điều trị, nếu dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, có thể trẻ phải đối diện với nguy cơ tử vong cao khi không kịp xử lý. 

Quy trình vệ sinh rốn hàng ngày cho trẻ



Thông thường, chỉ trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi chào đời, rốn trẻ sẽ rụng. Để rốn liền hoàn toàn thì cần mất khoảng 15 ngày. Muốn rốn mau khô và rụng đi theo lẽ tự nhiên thì người chăm sóc trẻ phải tuân theo đúng quy trình chăm sóc rốn để phòng các trường hợp nhiễm khuẩn mắc phải. 

Theo đó, mỗi ngày, mẹ nên để trẻ được vệ sinh rốn một lần sau khi tắm xong. Trình tự các bước được thực hiện như sau: 

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh.

+ Vệ sinh bàn tay thật sạch bằng nước và xà phòng diệt khuẩn, cần thiết phải rửa qua cồn 90 độ trước khi tiếp xúc rốn trẻ sơ sinh.

+ Tháo băng quấn rốn và gạc rốn một cách nhẹ nhàng vì có thể gạc dính lại.

+ Chú ý quan sát cả phần mặt cắt lẫn vùng xung quanh rốn xem có dấu hiệu sưng đỏ, dịch vàng, hay chảy máu không? Đồng thời xem xét cả mùi hôi từ vùng rốn.

+ Khi đã lau khô người bé, bạn dùng bông gạc hoặc tăm bông diệt khuẩn đem thấm nước chín và làm sạch nhẹ nhàng cả chân rốn lẫn cuống rốn. Sau đó, bạn thấm khô vùng rốn một lần nữa. Nên nhớ, bông gòn thường gây dính làm sót những sợi bông li ti làm bẩn vùng rốn.

+ Dùng loại cồn 70 độ để sát khuẩn vùng da xung quanh rốn

+ Dùng gạc vô trùng đặt lên phần rốn và quấn băng rốn lại. Lưu ý băng rốn là loại vô trùng, mỏng, có độ co giãn tốt và có thể thoát hơi. Bạn cũng có thể không cần quấn băng rốn nhưng cẩn thận với kẹp rốn vì nó có thể vướng phải áo quần của trẻ.

+ Khi mang bỉm phải mặc dưới rốn để tránh nước tiểu và phân vấy bẩn lên gây nhiễm trùng.

+ Mặc áo quần sạch sẽ cho bé, chọn loại có khả năng thấm hút tốt.

Lưu ý chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

- Không tự ý dùng các thuốc chấm, thuốc thoa rốn theo kinh nghiệm dân gian hoặc rắc kháng sinh lên rốn trẻ với mục đích làm khô rốn vì có thể dẫn đến biến chứng tai hại.

- Không nên băng rốn kín và quá chặt làm chậm quá trình khô rốn và tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn sinh sôi.

- Ngoài băng rốn và gạc vô trùng, không dùng bất cứ loại vải nào để quấn rốn trẻ vì nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn, đặc biệt là trong tiết trời oi bức. 

- Tránh dùng tay sờ nắn hoặc cạy rốn. 

- Khi rốn trẻ chưa khô, không nên ngâm trẻ trong nước mỗi lúc tắm mà chỉ nên tắm lần lượt thân trên, thân dưới.

- Giữ rốn trẻ tránh va chạm với bất cứ đồ vật gì có thể làm rốn trẻ bong tróc.

- Việc bú mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ chống nhiễm khuẩn. 

- Để trẻ gần với mẹ theo cách da liền da ngay từ đầu sau sinh nhằm giúp trẻ có được vi khuẩn thường trú trên da của mẹ vốn là vi khuẩn không gây bệnh.

- Trước lúc mang thai, mẹ nên tiêm phòng uốn ván để trẻ tránh được nguy cơ uốn ván rốn.

Nhận biết rốn bị nhiễm khuẩn

Vi trùng, vi khuẩn tấn công rốn thường là tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột. Riêng với trẻ mắc uốn ván rốn, nguyên nhân là bởi mẹ không tiêm ngừa lúc mang thai. Để nhận biết những trường hợp nhiễm khuẩn gây biến chứng, mẹ cần quan sát các biểu hiện bất thường rốn sau:

+ Rốn có dịch vàng, có mùi hôi hoặc chảy dịch.

+ Máu chảy ở vùng rốn và khó cầm.

+ Vùng da quanh rốn đỏ và sưng tấy.

+ Xuất hiện chồi hạt như hạt cơm ở rốn

+ Rốn rỉ nước kéo dài, không khô dù đã lau.

+ Qua 3 tuần mà rốn vẫn chưa rụng.

Ngoài ra, khi nhiễm trùng đã có biến chứng, bé bắt đầu ngủ li bì, bú kém hoặc bỏ bú, sốt cao hoặc thân nhiệt hạ đột ngột, cơ thành bụng viêm, hoại tử cân cơ mạc, viêm phúc mạc, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn...

Khi thấy một trong những dấu hiệu trên, phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Những trường hợp tự ý chữa trị bằng cách đắp lá hoặc uống thuốc theo dân gian có thể gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị và làm tình trạng nhiễm trùng của bé nặng nề thêm.

+ Xem thêm:

HƯỚNG DẪN MẸ CÁCH VỆ SINH CHO BÉ TỪ A ĐẾN Z

MÁCH MẸ CÁCH VỆ SINH VÙNG KÍN CHO CON CHUẨN NHẤT


Nguồn bài viết: SƯU TẦM
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: